+Aa-
    Zalo

    "TS. Tia đất" vạch mặt "oan hồn" ở những nơi có "dớp"

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Những trường hợp như báo Đời sống và Pháp luật đã nêu như tai họa xảy ra trên cùng một khu đất, đoạn đường giao thông mà người ta gọi là "dớp" là chuyện rất hiếm gặp.

    (ĐSPL) - Trao đổi với PV, TS. Vũ Bằng (hay còn được gọi là TS. Tia đất), Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường (Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, những trường hợp như báo Đời sống và Pháp luật đã nêu như tai họa xảy ra trên cùng một khu đất, đoạn đường giao thông mà người ta gọi là "dớp" là chuyện rất hiếm gặp. Nó không phải do "ma quỷ" như người ta đồn thổi mà nguyên nhân hoàn toàn có thể giải thích về mặt khoa học.

    (bgiay)

    TS. Vũ Bằng trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật.

    Thưa TS., ông lý giải như thế nào về việc những hiện tượng mà nhiều đời chủ nhà gặp phải khi sống trên cùng một mảnh đất?

    Sau 10 năm đi khảo sát, đo đạc tia đất cho hàng nghìn ngôi nhà trên cả nước, tôi đã gặp trường hợp các gia đình sống nhiều đời trên một ngôi nhà gặp phải tai nạn, đại họa trùng nhau một cách khó hiểu, đây là những trường hợp rất hiếm. Tôi chắc rằng, khi đọc xong câu chuyện ngôi nhà hay xảy ra ly hôn ở Ba Lan, ngôi nhà trẻ con khóc ở Trung Kính (Hà Nội), hay các vụ tai nạn giao thông ở cùng một địa điểm... nhiều người sẽ cho rằng, đó là do vong hồn ám hại con người. Tuy nhiên, đó là quan điểm mê tín cần phải bị loại bỏ. Những hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn có thể lý giải được bằng khoa học. Theo tôi, chỉ có một nguyên nhân duy nhất là do tia đất dữ.

    Về căn nhà ở phố Trung Kính, TS. giải thích như thế nào?

    Những đứa trẻ cứ đến ngôi nhà ở phố Trung Kính quấy khóc nguyên nhân là do từ trường ở đó quá cao. Trẻ con có hệ thần kinh còn non nớt và khả năng chịu đựng nguồn từ trường cao không thể bằng người lớn. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với tia đất xấu, chúng có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Mà khi mệt mỏi, trẻ con chỉ biết gào khóc. Tôi dám chắc rằng, nếu gia đình chị T. cứ nhất quyết ở trên mảnh đất đó mà không có các biện pháp xử lý thì vợ chồng chị cũng sẽ gặp phải cảnh bệnh tật, ốm đau triền miên.

    Vậy còn "ngôi nhà ly hôn" ở Ba Lan và những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông thì sao?

    Theo nghiên cứu của tôi, cơ chế gây bệnh của tia đất xấu rất "độc". Chúng thường đánh mạnh và xâm nhập vào hệ thần kinh trước tiên. Khi thần kinh bị ảnh hưởng thì chắc chắn các bộ phận khác cũng không thể hoạt động theo ý muốn được.

    Còn đối với những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, tôi dám khẳng định rằng, khu vực đó có tia đất dữ với nguồn từ trường "siêu" mạnh. Con người chúng ta có hai dạng khi đối mặt với từ trường. Có người chống lại được từ trường (gọi là nghịch từ) nên bình an vô sự trước sự tấn công đột ngột của từ trường lớn, còn người thuận từ (từ trường trong cơ thể định hướng cùng từ trường ở ngoài, tức là bị từ hóa) thì chắc chắn sẽ bị từ trường tấn công hệ thần kinh và gây ra những xáo trộn lớn về mặt tâm thần.

    Chính vì vậy, khi các phương tiện đi qua đây, tài xế (những người thuận từ) bị tác động đột ngột từ một nguồn từ trường mạnh nên không làm chủ được hệ thần kinh của mình dẫn đến có những phản ứng chậm hoặc không điều khiển được tay lái, gây ra tai nạn.

    Thưa TS., làm sao chúng ta có thể phát hiện ra tia đất xấu ở mảnh đất nhà mình?

    Chỉ cần dựa vào kinh nghiệm, người ta cũng có thể phát hiện tia đất xấu. Đầu tiên, cách nhận biết đơn giản nhất là việc kiểm tra giấc ngủ hàng ngày của chính mình. Nếu giấc ngủ không sâu, không ngon, trằn trọc, chập chờn đứt quãng, hồi hộp, khó thở, ác mộng... trên 90\% trường hợp giường ngủ đặt trong vùng có tia đất.

    Thứ hai, có thể nhận biết tia đất qua quan sát vật nuôi. Ta hãy tự đặt bể cá vào nơi nghi có tia đất. Nếu ở đó có tia đất thì cá bơi lội dáng vẻ sục sạo, đôn đáo như thể muốn tìm lối thoát. Đặc biệt chó mèo. Mèo rất thích nằm nơi có tia đất mạnh, bởi chúng có bộ lông dầy dễ tích điện dương. Tiếp đến là những thiết bị chạy điện dùng trong các gia đình hay công sở, nếu đặt đúng vào nơi có tia đất xấu cũng không tránh khỏi hư hỏng sớm.

    Vậy khi phát hiện ra trong nhà có từ trường, tia đất mạnh, chủ nhân của nó sẽ phải làm gì để có thể hóa giải?

    Trước khi làm nhà, những người nghi ngờ mảnh đất nhà mình có gì đó bất thường nên tiến hành đo từ trường. Nếu phát hiện dưới nền nhà có tia đất xấu thì phải dùng biện pháp xử lý. Trong trường hợp đã xây nhà xong, nếu phát hiện tia đất dữ, tôi thường khuyên người dân dùng than hoạt tính, hoặc dùng nhiệt lớn để tán từ trường dị biệt, khử các nguồn bức xạ.

    Xin cảm ơn ông!

    "Trong 10 năm khảo sát, nghiên cứu trên 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp của gần 50 tỉnh thành, hải đảo trên cả nước, tôi cho rằng, bệnh từ hóa do tia đất xấu, mồ mả hài cốt dưới đất thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: Tự gây tai nạn trong quá trình tham gia giao thông, mắc các chứng bệnh thần kinh, biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ triền miên, gặp ác mộng, ốm đau bệnh tật để lâu sẽ dẫn đến điên loạn. Tôi đã thống kê được rằng, bệnh từ hóa chiếm 71\% tổng số nhà được công ty khảo sát đo đạc", TS. Vũ Bằng khẳng định.
    Trinh Phúc - Văn Trương - Mai Hằng
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ts-tia-dat-vach-mat-oan-hon-o-nhung-noi-co-dop-a71110.html
    25 năm sống với oan hồn

    25 năm sống với oan hồn

    Suốt hơn 25 năm nay, có một người đàn ông hàng ngày vẫn thường chăm lo cho những am miếu khỏi cô quạnh lạnh lẽo khói hương ở trên đèo Hải Vân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    25 năm sống với oan hồn

    25 năm sống với oan hồn

    Suốt hơn 25 năm nay, có một người đàn ông hàng ngày vẫn thường chăm lo cho những am miếu khỏi cô quạnh lạnh lẽo khói hương ở trên đèo Hải Vân.

    Những ngôi làng

    Những ngôi làng "ma ám": Sự thật hay thêu dệt?

    (ĐSPL)- Sau những vụ việc ngẫu nhiên, không bình thường, như hai anh em trong một nhà đều treo cổ chết hay những vụ tai nạn xảy ra hàng năm tại bến sông..., những lời đồn thổi do bị “ma ám” lại được tung ra khiến nhiều người hoang mang.