+Aa-
    Zalo

    Từ 1/1/2021, bị sếp nhục mạ người lao động được quyền nghỉ luôn không cần phải báo

    • DSPL
    ĐS&PL Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu sếp có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của mình.

    Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước nếu như người sử dụng lao động có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của mình.

    Từ 1/1/2021, nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước nếu bị sếp nhục mạ. Ảnh minh họa.

    Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) quy định rõ người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    Ngoài ra, người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần phải báo trước trong trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-112021-bi-sep-nhuc-ma-nguoi-lao-dong-duoc-quyen-nghi-luon-khong-can-phai-bao-a304986.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan