+Aa-
    Zalo

    Từ năm 2021, người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương khi nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Từ ngày 1/1/2021, thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương.

    Từ ngày 1/1/2021, thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương.

    Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 quy định nhiều điểm mới về tiền lương, thưởng mà người lao động (NLĐ) cần phải biết để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình trong mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ), cụ thể:

    Cụ thể, theo BLLĐ 2019, NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong những trường hợp sau đây:

    - Kết hôn: nghỉ 3 ngày

    - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

    Như vậy, so với quy định hiện hành, BĐLĐ 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì NLĐ được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương.

    Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp "con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 1 ngày (hiện hành, quy định "con" kết hôn thì nghỉ 1 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 03 ngày (hiện hành quy định "con" chết thì nghỉ 3 ngày).

    So với quy định hiện hành, BĐLĐ 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì NLĐ được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương. Ảnh minh họa

    Bộ Luật Lao động 2019 cũng quy định về số ngày nghỉ phép trong năm đối với NLĐ. Cụ thể, theo khỏa 1 Điều 113 quy định: 

    Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Điều 113 cũng quy định, chỉ người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mới được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    Trường hợp, người lao động chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm mà vẫn tiếp tục làm việc tại công ty sẽ không được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-nam-2021-nguoi-lao-dong-duoc-nghi-viec-rieng-va-huong-nguyen-luong-khi-nao-a336789.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan