+Aa-
    Zalo

    Từ năm 2021, người lao động được thêm 3 quyền gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 1/1/2021, bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động sẽ được bổ sung thêm 3 quyền mới.

    Ngày 1/1/2021, bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động sẽ được bổ sung thêm 3 quyền mới.

    Từ năm 2021, người lao động sẽ được bổ sung thêm 3 quyền mới - Hình minh họa

    Theo khoản 1 điều 5 bộ luật Lao động năm 2019, từ 1/1/2021, người lao động được bổ sung thêm 3 quyền mới.

    1. Không bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    2. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

    3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Các quy định mới này nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người lao động một cách tốt nhất trước những rủi ro, nguy hiểm từ công việc, do người sử dụng lao động, người khác gây ra.

    Bộ luật Lao động năm 2019 vẫn giữ nguyên các quyền sau của người lao động như quy định hiện hành:

    4. Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử.

    5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

    6. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

    7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    8. Đình công.

    Lưu ý, các quyền nêu trên của người lao động mang tính khuôn mẫu, để từ đó các bên trong mối quan hệ lao động cụ thể hóa quyền đó vào quan hệ lao động của mình. Trong đó, có những quyền mang tính độc lập của người lao động (người lao động được tự quyết), như là từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của mình, tự do lựa chọn việc làm... Nhưng có những quyền mang tính tập thể, người lao động không thể thực hiện quyền một cách riêng lẻ, như quyền đình công (chỉ được đình công khi đa số người lao động đồng ý và đúng trình tự, thủ tục quy định tại bộ luật Lao động năm 2019).

    Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động

    Từ ngày 1/1/2021, hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo một trong hai loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    Căn cứ quy định tại bộ luật Lao động 2019 thì từ ngày 1/1/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 2 loại sau đây:

    1. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    2. HĐLĐ xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    Khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà người vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

    -Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

    -Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn;

    -Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:

    +HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước

    + HĐLĐ đối với NLĐ cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLLĐ 2019.

    + HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019.

    + Trường hợp phải gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ Luật này.

    Như vậy, từ ngày 1/1/2021 sẽ chỉ còn 2 loại HĐLĐ thay vì 3 loại như quy định hiện nay tại bộ luật Lao động 2012.

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-nam-2021-nguoi-lao-dong-duoc-them-3-quyen-gi-a343685.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan