+Aa-
    Zalo

    Từ những cái chết của trẻ: Nỗi ám ảnh mang tên vắc xin

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Gần đây, liên tục xuất hiện tình trạng các cháu bé chết hoặc đối mặt với nguy cơ tử vong cao đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đến vắc xin như...

    (ĐSPL) – Gần đây, liên tục xuất hiện tình trạng các cháu bé chết hoặc có nguy cơ tử vong cao đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đến vắc xin như bị tiêm thuốc "đểu" hay tiêm nhầm, tiêm thiếu...
    Từ đó, nhiều bậc cha mẹ cũng trở nên bị "ám thị" với vắc xin, thậm chí sợ đến mức không dám cho con đi tiêm phòng và đặt dấu hỏi về trách nhiệm của các y bác sĩ tại các bệnh viện.
    "Nghi án" cháu bé chết sau khi tiêm vắc-xin phòng lao
    Bé Khuất Tiến Minh (SN 2014, ở xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn, Hòa Bình) được tiêm phòng lao tại Trạm Y tế xã Hợp Thịnh, sau 4 ngày bé được đưa vào Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu và phải chăm sóc điều trị tích cực.
    Bệnh nhi bị hoại tử cánh tay sau khi tiêm phòng đã tử vong   - Ảnh 1
     Bé Khuất Tiến Minh bị hoại tử cánh tay sau khi tiêm phòng lao đã tử vong.
    Sau khi bệnh viện tỉnh Hòa Bình phát hiện cánh tay trái cùng trên cánh tay đã tiêm phòng lao trước đó có vết tím tái, có dấu hiệu hoại bị hoại tử đã lập tức cho chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. 
    Theo bác sĩ Lê Thị Hà - Phó trưởng Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi Khuất Tiến Minh nhập viện trong tình trạng li bì, tím tái, suy tuần hoàn... Bé phải thở bằng máy và được điều trị tích cực tại khu vực cách ly. Sau hơn 20 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Khuất Tiến Minh đã tử vong.
    Bà Nguyễn Kim Thanh - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hợp Thịnh cho hay: "Sáng ngày 4/3, chúng tôi tổ chức tiêm thuốc phòng lao cho trẻ sơ sinh. Trong tháng này, có tất cả 14 cháu được tiêm vắc xin phòng lao BCG, việc tiêm chủng do y sĩ Nguyễn Thị Hương, cán bộ chuyên trách của trạm đảm nhiệm".
    3 tẻ tử vong do nhầm thuốc ở Quảng Trị
    Dư luận vẫn chưa hết “dậy sóng” về vụ ba trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin xảy ra hôm 20/7/2013 tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
    Nguyễn Thị Thuận (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa và một nữ y tá khác đã trực tiếp khám, tiêm vắc xin viêm gan B cho ba trẻ sơ sinh tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa. Sau khi tiêm vắc xin, ba trẻ sơ sinh bao gồm hai bé gái và một bé trai có dấu hiệu tím tái và suy hô hấp nặng rồi tử vong ngay sau đó.

    Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin: Bắt tạm giam y tá - Ảnh 1

    Nỗi đau của gia đình có trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin.
    Trong báo cáo của bệnh viện chỉ rõ, 3 bé tử vong nghi do "sốc phản vệ". Sau vụ việc đáng tiếc trên, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác của bà Thuận và nữ y tá còn lại với lý do hai cán bộ này đã có sai sót trong quá trình thực hiện tiêm chủng.
    Trong khoảng thời gian này, báo chí và dư luận xôn xao nghi vấn cán bộ tiêm phòng đã tiêm nhầm thuốc gây co tử cung Oxytocin cho ba trẻ sơ sinh. Cơ quan công an tỉnh cũng như lãnh đạo bệnh viện đã một mực bác bỏ nghi vấn này và cho rằng không có cơ sở để kết luận.
    Mặc dù, cơ quan điều tra chưa kết luận sai phạm cụ thể nhưng vẫn quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” vào ngày 10/10/2013.
    Tuy nhiên, sau 4 tháng khởi tố vụ án, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị lại tiến hành hủy quyết định tạm đình chỉ và phục hồi công tác cho bộ phận trực tiếp tiêm phòng cho ba trẻ sơ sinh vào tháng 7/2013. Đến tháng 10/2013, công an tỉnh Quảng Trị tống đạt quyết định khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính".
    Chiều 1/4, tại buổi trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định cơ quan công an tỉnh Quảng Trị đã có kết luận về vụ việc. Bà Tiến cho biết, kết luận của cơ quan điều tra xác định cán bộ y tế tiêm cho các cháu bé đã khai nhận tiêm nhầm thuốc do nhìn không đúng lọ vắc xin và cán bộ này cũng không làm đúng quy trình tiêm vắc xin.
    Cái chết của những thiên thần khác
    Giữa tháng 1, một bé trai 3 tháng tuổi (ngụ phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã tử vong một ngày sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem tại trạm y tế phường. Ngay sau đó, Sở Y tế Lâm Đồng đã đình chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến tiêm chủng tại trạm Y tế phường 7, đồng thời ngưng sử dụng vắc xin Quinvaxem trên toàn tỉnh Lâm Đồng, mà không có bất cứ truy cứu nào về trách nhiệm của cán bộ tiêm phòng.
    Tháng 1/2013, một bé trai 3 tháng tuổi ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, đã qua đời sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 và uống thuốc ngừa bại liệt. Bé đã được tiêm vắc xin viêm gan B 24 giờ sau sinh và một mũi phòng lao. Trước khi tiêm mũi 5 trong 1, bé được cán bộ y tế khám sàng lọc, không sốt nên chỉ định chích. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, bé bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong. Nguyên nhân bé qua đời không được xác định rõ ràng. Gia đình từ chối khám nghiệm tử thi…
    Những vụ việc đáng tiếc, đau lòng đó đã ít nhiều làm niềm tin của xã hội dành cho ngành y bị lung lay. Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành này cần có động thái tích cực hơn làm rõ nhiệm của ngành, của các y bác sỹ trong việc quản lý và sử dụng vắc xin và để người dân Việt không còn nỗi ám ảnh mang tên vắc xin.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-nhung-cai-chet-cua-tre-noi-am-anh-mang-ten-vac-xin-a28004.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan