Tư pháp quốc tế bác bỏ bản đồ “đường 9 đoạn”


Thứ 4, 11/06/2014 | 13:00


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Các chuyên gia tư pháp quốc tế đã bác bỏ việc Trung Quốc dựa bản đồ “đường lưỡi bò” để đòi chủ quyền đối với khoảng 90\% diện tích Biển Đông.

(ĐSPL) - Các chuyên gia tư pháp quốc tế đã bác bỏ việc Trung Quốc dựa bản đồ “đường lưỡi bò” để đòi chủ quyền đối với khoảng 90\% diện tích Biển Đông.
 - Tư pháp quốc tế bác bỏ bản đồ “đường 9 đoạn”

Thẩm phán tối cáo pháp viện Philippines Antonio Carpio: Bản đồ "cung cấp thông tin về một thời kỳ và không phải là một văn kiện pháp lý”.

Lâu nay Trung Quốc vẫn cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên các dữ kiện lịch sử và những tấm bản đồ.
Thế nhưng, theo một thẩm phán Philippines, bản đồ chỉ là cơ sở tối thiểu để đòi chủ quyền ở Biển Ðông (còn tấm bản đồ người Trung Quốc tự vẽ bừa vẽ phứa không hề có kinh vĩ độ như bản đồ “đường lưỡi bò” thì chỉ là mớ giấy lộn, hoàn toàn vô giá trị).  
Phóng viên đài VOA dẫn lời thẩm phán tối cáo pháp viện Antonio Carpio nói: "Trung Quốc viện dẫn một số bản đồ cổ như những sự thật lịch sử để đòi chủ quyền các đảo, các bãi đá, các bãi cạn và các vùng biển bên trong ‘đường 9 đoạn’ mà họ tự vẽ ra ở Biển Đông. Trước hết, chúng tôi phải khẳng định rằng dựa theo luật pháp quốc tế, một tấm bản đồ tự nó không cấu thành một giấy chứng nhận chủ quyền lãnh thổ hoặc một văn kiện pháp lý để xác định các quyền về lãnh thổ”. Thẩm phán Antonio Carpio nói thêm: "Trong công pháp quốc tế, hầu hết các tấm bản đồ chỉ có tính chất thông tin. Trên thực tế nó cung cấp thông tin về một thời kỳ và nó không phải là một văn kiện pháp lý”.
Hồi đầu tuần này, thẩm phán Antonio Carpio cũng đã viện dẫn mười mấy tấm bản đồ mà các nhà vẽ địa đồ người Trung Quốc và người nước ngoài đã vẽ từ năm 1136 cho tới những năm đầu của những năm 1930. Ông khẳng định: "Tất cả các tấm bản đồ cổ này cho thấy rằng kể từ khi Trung Quốc có những tấm bản đồ đầu tiên, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”.
Tiến sĩ Myron Nordquist, một chuyên gia của Trung tâm Luật pháp và Chính sách biển của Đại học Virginia, cho rằng bản đồ và những dữ liệu bổ sung chỉ nên được xem là những tài liệu hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền. Theo ông, Bắc Kinh “phải làm nhiều hơn là chỉ đưa ra một yêu sách, phải chứng tỏ sự chiếm lĩnh có hiệu lực” và Trung Quốc “chưa làm được như thế”.
Giáo sư Nordquist khẳng định một nước yêu sách chủ quyền cần phải có quyền lực hoặc quyền hạn đối với lãnh thổ hữu quan và điều đó không thể thực hiện trong lúc có sự phản đối của một nước khác. Ông nói rằng hoạt động lấp biển đắp đảo của Trung Quốc tại Johnson South Reef (Việt Nam gọi là đá Gạc Ma) “không chứng tỏ sự chiếm lĩnh có hiệu lực của Trung Quốc vì Philippines đã nộp một kháng thư ngoại giao”.
Ông Euan Graham - một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu An ninh biển của Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore - cho rằng Trung Quốc đang lâm vào một tình thế khó xử. Ông nói: “Họ có thể tạo ra một yêu sách dựa trên các cơ sở lịch sử đối với các hòn đảo ở Biển Đông và nộp những bản đồ mà họ tin là có lợi cho luận cứ của họ. Nhưng ‘đường 9 đoạn’ không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nếu Trung Quốc giải thích đường đó là ranh giới  lãnh hải (của nước này)”.
Tư pháp quốc tế bác bỏ bản đồ “đường 9 đoạn”

Bản đồ "đường lưỡi bò" không có kinh vĩ độ cụ thể mà Trung Quốc dựa vào để yêu sách chủ quyền Biển Đông là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Cuối tháng 3/2014, Philippines đã nộp cho Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển những giấy tờ để hậu thuẫn cho đơn kiện Trung Quốc của nước này. Đơn kiện cho rằng yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là vô căn cứ. Tháng trước, Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) đã cho Trung Quốc tới ngày 15 tháng 12 để nộp các giấy tờ phản bác lập luận của Philippines. Tuy nhiên Trung Quốc lại một lần nữa không chịu tham gia vụ phân xử nói trên.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-phap-quoc-te-bac-bo-ban-do-duong-9-doan-a36524.html