+Aa-
    Zalo

    Từ tháng 11, không cho phép giáo viên phê bình học sinh công khai trước tập thể

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kể từ tháng 11, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhiều quy định mới đã được đưa ra đối với giáo viên, như không phê bình học sinh trước trường lớp

    Kể từ tháng 11, Thông tư  32/2020/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhiều quy định mới đã được đưa ra đối với giáo viên, bao gồm quy định không phê bình học sinh trước trường, lớp.

    Bắt đầu từ ngày 1/11, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đã đi vào hiệu lực với nhiều điểm đổi mới liên quan tới các cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học:

    Học sinh được sử dụng điện trên lớp

    Thông tư 32 đã đưa ra điểm đổi mới đặc biệt khi cho phép giáo viên và học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ công việc học tập thay vì cấm hoàn toàn như trước đây. Học sinh muốn sử dụng điện thoại cần báo cáo và được sự cho phép của giáo viên phụ trách tiết học trước.

    Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, quy định này nhằm hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy và học tập, phù hợp với xu thế đổi mới hiện đại trong công tác giáo dục ngày nay.

    Không phê bình học sinh công khai trước trường, lớp

    Bắt đầu từ ngày 1/11, các giáo viên không được phép phê bình và nêu tên các học sinh vi phạm trước trường, lớp và trong cuộc họp phụ huynh. Tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên cần có cách xử lý khác nhau như nhắc nhở riêng học sinh, kèm cặp và hỗ trợ học sinh học tập hay liên lạc với gia đình để có phương hướng giải quyết cụ thể.

    Từ ngày 1/11, giáo viên không được phép phê bình học sinh trước tập thể. Ảnh: Người lao động

    Nhận xét về quy định trên, nhiều giáo viên cho biết đổi mới này mang tính nhân văn và hiệu quả hơn, có thể giúp học sinh thay đổi tích cực. Việc động viên và giúp đỡ trực tiếp sẽ giúp các em dễ nhận thức được sai phạm và có hướng sửa chữa hơn so với việc bị phê bình trước tập thể như trước đây.

    Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh cũng cần được đảm bảo tính công bằng, toàn diện, trung thực, tích cực theo hướng giúp học sinh tiến bộ.

    Thông tư 34 nếu rõ, cần đánh giá quá trình học tập dựa theo nhiều phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau, đặc biệt không nên so sánh học sinh này với học sinh khác và hạn chế tối đa việc gây áp lực lên học sinh cũng như gia đình và giáo viên.

    Không cắt xén nội dung dạy học

    Điều lệ trường THCS, THPT quy định rõ những điểm mới giáo viên không được làm bao gồm: Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

    Đặc biệt, nội dung dạy và học cần được truyền tải đúng, đầy đủ đến học sinh, giáo viên không được tùy tiện cắt xén bài giảng.

    Ngoài ra, giáo viên cần có ngôn từ, hành xử đúng mực, phù hợp với môi trường sư phạm và có thể khuyến khích học sinh học tập. Trang phục của giáo viên, nhân viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

    Giảm loại hồ sơ, sổ sách

    Quy định mới cũng đã cắt giảm số lượng hồ sơ, sổ sách mà giáo viên phải làm từ 5 loại xuống còn 4 loại, bao gồm: Kế hoạch giáo dục của giáo viên theo năm học, kế hoạch bài dạy (giáo án), sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm.

    Như vậy, giáo viên sẽ được giảm tải trong các thủ tục giấy tờ để chuyên tâm hơn vào việc dạy học.

    Minh Hạnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-thang-11-khong-cho-phep-giao-vien-phe-binh-hoc-sinh-cong-khai-truoc-tap-the-a344589.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan