+Aa-
    Zalo

    Tự thú, đầu thú và chính sách khoan hồng

    • DSPL
    ĐS&PL Nhiều độc giả băn khoăn “tự thú” và “đầu thú” được hiểu như thế nào? Trường hợp ra đầu thú có thì được hưởng khoan hồng của pháp luật không?

    Nhiều độc giả băn khoăn “tự thú” và “đầu thú” được hiểu như thế nào? Trường hợp ra đầu thú có thì được hưởng khoan hồng của pháp luật?

    Báo Vnexpress dẫn phần tư vấn của luật sư  Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định, tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội, trong khi chưa ai phát hiện ra.

    Ngoài ra, người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, cũng được coi là tự thú.

    Đầu thú là hành vi đã bị phát hiện, người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện.

    Theo hướng dẫn của TAND Tối cao: Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Nếu hành vi bị lộ, người phạm tội biết không thể trốn tránh nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

    Hình minh họa - Nguồn: Internet

    Nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Liên quan việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và đầu thú, luật gia Đồng Xuân Thuận cho hay, theo quy định tại điểm o, Khoản 1, Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng khoản 2 điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”.

    Như vậy việc người phạm tội đầu thú có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 199, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đầu thú. Do đó để hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ đảm bảo cho việc áp dụng các quy định một cách thống nhất, Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 81/2002 như sau:

    - Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ Luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

    - Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

    Tuy nhiên, cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-thu-dau-thu-va-chinh-sach-khoan-hong-a205232.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan