+Aa-
    Zalo

    Bật xi-nhan chậm có bị phạt tiền không?

    (ĐS&PL) - Trường hợp bật đèn xi-nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện.

    Người điều khiển xe phải bật xi-nhan khi nào?

    Theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những trường hợp sau đây phải bật đèn xi-nhan gồm: Chuyển làn đường; chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu); xin vượt; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.

    Bên cạnh đó, để việc lưu thông được thuận lợi hơn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi-nhan đối với những tình huống như:

    - Đi qua vòng xuyến: Bật xi-nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”.

    - Khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải.

    - Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

    - Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

    - Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.

    Để đảm bảo an toàn và các phương tiện khác có thể nhận diện, người điều khiển xe nên bật xi-nhan trước khoảng 25 - 30 mét trước khi rẽ và duy trì thêm 5 - 10 mét sau khi rẽ ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt. Do đó, những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong. Ngoài ra, để đảm bảo đèn xi-nhan luôn hoạt động tốt thì cần được kiểm tra định kỳ và sửa chữa ngay nếu có vấn đề.

    bat xi nhan cham co bi phat tien khong
    Ảnh minh họa

    Mức phạt lỗi không xi-nhan khi tham gia giao thông

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không bật xi-nhan.

    Đối với ôtô

    Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi ôtô không xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

    Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

    Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức).

    Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

    Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi-nhan báo hiệu trước.

    Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.

    Đối với xe máy

    Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

    Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

    Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

    Hệ thống đèn xi nhan trang bị trên hầu hết các xe máy được bố trí song song trái – phải; 2 đèn phía trước – 2 đèn phía sau. Khi người điều khiển bật tín hiệu xi-nhan, đèn sẽ sáng đồng thời cả phía trước và phía sau.

    Đèn xi nhan ôtô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng cường tính năng cho hệ thống đèn xi-nhan ôtô.

    Bật xi-nhan chậm có bị phạt tiền không?

    Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi-nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện:

    Từ 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

    Phạt từ 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-van-phap-luat-bat-xi-nhan-cham-co-bi-phat-tien-khong-a575656.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    G7 Taxi nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn để mở rộng thị phần tại TpHCM

    G7 Taxi nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn để mở rộng thị phần tại TpHCM

    Thị trường vận tải, đặc biệt là thị trường taxi của Việt Nam luôn là một trong những lĩnh vực tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trước sự chuyển mình mạnh mẽ của các hãng taxi truyền thống, sự chú ý của các quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ dồn đến các đơn vị taxi truyền thống mạnh tại Việt Nam như G7 Taxi, Vinasun, Mai Linh,...