+Aa-
    Zalo

    Cả hai con đều còn nhỏ, chồng có quyền nuôi khi ly hôn không?

    (ĐS&PL) - Ngoài tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ thì quyền nuôi con luôn là điều được quan tâm, khi hai vợ chồng quyết định việc ly hôn thuận tình hoặc đơn phương.

    Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn

    Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện nay quy định khi ly hôn hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết.

    Trong trường hợp có thể tự thỏa thuận, hai bên ghi rõ vào trong đơn ly hôn về vấn đề con chung là tự thỏa thuận, khi ra tòa giải quyết ly hôn, tòa sẽ không đề cập đến vấn đề này như một loại tranh chấp nữa.

    Trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận được, có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con chung có thể trình bày trực tiếp trong đơn ly hôn gửi đến Tòa án để được giải quyết.

    tu van phap luat ca hai con deu con nho chong co quyen nuoi khi ly hon khong
    Hình minh họa.

    Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo luật định

    Quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm nom, giáo dục con được quy định cụ thể tại Điều 81, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

    Theo đó, trong trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì khi ra tòa quyền trực tiếp nuôi con có thể được phân định như sau:

    - Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ đủ điều kiện trực tiếp nuôi bé.

    - Con từ 3 đến dưới 7 tuổi, tòa án căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên.

    - Con từ 7 tuổi trở lên, Tòa án căn cứ dựa trên nguyện vọng của bé.

    Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đã quy định, con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi.

    Trường hợp nào mà cha được nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi

    Có các trường hợp mà người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi, cụ thể như sau:

    - Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn.

    - Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện tại con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho mẹ trực tiếp chăm sóc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé.

    Việt Hương(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-van-phap-luat-ca-hai-con-deu-con-nho-chong-co-quyen-nuoi-khi-ly-hon-khong-a521859.html
    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Trước đây, pháp luật nước ta quy định việc tách hộ khẩu cần phải có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản, bao gồm cả trường hợp muốn tách hộ khẩu sau khi ly hôn. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2021, khi luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực, việc tách hộ khẩu sau ly hôn sẽ không cần vợ/chồng cũ đồng ý.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Trước đây, pháp luật nước ta quy định việc tách hộ khẩu cần phải có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản, bao gồm cả trường hợp muốn tách hộ khẩu sau khi ly hôn. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2021, khi luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực, việc tách hộ khẩu sau ly hôn sẽ không cần vợ/chồng cũ đồng ý.