Tuyệt đối không chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn


Thứ 4, 26/11/2014 | 04:19


(ĐSPL) - Tuyệt đối không được chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, do nọc rắn lục gây rối loạn cơ chế đông máu dẫn đến mất máu.

(ĐSPL) - Tuyệt đối không được chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bởi việc này khiến bệnh nhân càng gặp nguy hiểm, do nọc rắn lục gây rối loạn cơ chế đông máu dẫn đến mất máu.
Trong số các loài rắn lục tại Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ là loài độc nhất. Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Vết cắn của loài này gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách, kịp thời.
Nhiều trường hợp, rắn lục đuôi đỏ cắn có thể gây hoại tử, sưng nề, suy hô hấp, rối loạn cơ chế đông máu, rối loạn hệ tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu… về lâu dài có thể dẫn đến suy thận.
Hiện trường - Tuyệt đối không chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong họ rắn lục. Ảnh minh họa.
Cách sơ, cấp cứu khi bị loài rắn này cắn.
Với người bị rắn cắn, quan trọng nhất là khâu xử lý ban đầu. Nạn nhân và những người xung quanh phải giữ bình tĩnh. Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp không phân biệt được tĩnh mạch và động mạch thì có thể ga rô cho nạn nhân nhưng không được quá chặt, quá lâu.
Ngoài ra, người bị rắn cắn tuyệt đối không chích, rạch hay nặn máu bởi vì rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn có nọc độc gây rối loạn cơ chế đông máu. Do đó nếu chích, rạch sẽ làm chảy máu nhiều dẫn tới không cầm được.
Việc cứu chữa phải tùy theo từng bệnh nhân, nó cũng phụ thuộc vào cách cấp cứu ban đầu và mức độ mẫn cảm của từng người. 
Nạn nhân khi bị rắn cắn phải bình tĩnh xử lý ngay tại vết thương. Tùy vào vị trí bị cắn, mức nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ cắn đầu tay đầu chân thì khả năng thời gian thể hiện bệnh thì sẽ chậm hơn so với cắn ngay vùng tim, vùng ngực vùng mặt.
Nếu bị cắn ở vùng tay vùng chân sẽ dễ xử lý hơn. Trước tiên chúng ta phải ép chặt chỗ bị cắn. Nếu ở vùng chân thì băng ép từ đầu ngón chân lên bắp chân, nếu ở tay thì băng ép từ ngón tay lên bắp tay để giữ lại không cho nọc độc phát tán. Thực tế không nên rạch, hay hút máu, nặn máu như người dân hay làm vì gây nhiễm trùng. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Trường hợp bị rắn này cắn, nếu nạn nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Đặc biệt, khi bị loài rắn này cắn không nên đắp lá, hút nọc theo cách dân gian mà chỉ cố định vết thương, di chuyển nhẹ nhàng. Bệnh nhân phải đến bệnh viện sớm nhất có thể, sau khi truyền huyết thanh vài ngày thì có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.

Rắn lục đuôi đỏ (tên khoa học là Trimeresurus albolabris), mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, con cái dài 810mm; chiều dài đuôi con đực 120mm, con cái 130mm. 

Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có nó là loài đẻ con. Lúc rắn mẹ mang thai cũng là lúc tập trung nhiều lượng độc nhất và hung dữ nhất. Mỗi lần một con rắn cái có thể sản sinh ra 12 con non, mỗi con ngay khi sinh ra đã có chiều dài khoảng 15 - 20cm.

Loài rắn này có đặc tính trú ở cây tán thấp, bụi rậm vào ban ngày, ban đêm đi ăn. Do đó người dân cần phát quang bụi rậm quanh nơi ở. Bên cạnh đó nên hạn chế đi vào các tán cây, nếu bắt buộc phải đi thì mang ủng, găng tay, lấy gậy khua kỹ. Khi đi ban đêm phải có đèn, trong tất cả các tình huống cần chú ý quan sát.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyet-doi-khong-chich-rach-vet-thuong-khi-bi-ran-luc-duoi-do-can-a70975.html