+Aa-
    Zalo

    Tỷ phú gốc Việt lọt top 400 người giàu nhất nước Mỹ làm giàu thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều nổi lên muộn màng ở Mỹ, khi đã bước sang tuổi 70 mới vào danh sách tỷ phú thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng thứ hạng của ông...

    (ĐSPL) - Tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều nổi lên muộn màng ở Mỹ, khi đã bước sang tuổi 70 mới vào danh sách tỷ phú thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng thứ hạng của ông Hoàng Kiều là một hiện tượng nổi bật trong danh sách cả nghìn tỷ phú USD của thế giới.

    Tạp chí Forbes ngày 29/9 đã đưa ra danh sách 25 doanh nhân mới lọt vào top 400 người giàu nhất nước Mỹ. Đứng đầu danh sách này là tỷ phú gốc Việt, ông Hoàng Kiều, người đang sở hữu khối tài sản 3,8 tỷ USD.

    Cái tên khá lạ lẫm đối với nước Mỹ - Hoàng Kiều - nhanh chóng được biết đến và được đánh giá cao bởi tốc độ tăng trưởng tài sản cũng như tiềm năng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế của vị đại gia gốc Việt.

    Vị tỷ phú hiện đang sống tại Los Angeles của Mỹ nhưng sở hữu công ty chuyên về huyết tương có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.

    Ông sở hữu 183,6 triệu cổ phiếu, tương đương 37\% vốn của Shanghai RAAS và bắt đầu có tên trong danh sách các tỷ phú của thế giới sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hồi giữa tháng 1/2014. Khi đó, ông Hoàng Kiều có lượng cổ phiếu trị giá khoảng 1,4 tỷ USD.

    Tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều nổi lên muộn màng ở Mỹ, khi đã bước sang tuổi 70 mới vào danh sách tỷ phú thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng thứ hạng của ông Hoàng Kiều là một hiện tượng nổi bật trong danh sách cả nghìn tỷ phú USD của thế giới.

    Theo Bloomberg, giá cổ phiếu RAAS cũng đã tăng gấp 3 lần trong năm 2013 trước khi IPO. Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ suất lợi nhuận của RAAS thấp và cổ phiếu đang được giao dịch với P/E (giá/lợi nhuận) lên đến cả trăm lần. Tuy nhiên, giới đầu tư lạc quan đối với lĩnh vực y tế và đánh cược vào khả năng tăng trưởng đột biến của cổ phiếu của ông Hoàng Kiều, nhất là sau khi RAAS thâu tóm một số DN địa phương nhằm mở rộng khả năng cung cấp các sản phẩm y tế.

    Sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Hoàng Kiều xuất thân từ một gia đình nho giáo. Ông nội ông vốn là một vị quan triều đình Huế. Khi tâm sự với về ký ức tuổi thơ mình, Hoàng Kiều cho biết đó là những mái tranh nghèo. Ông còn nhớ, thuở ấy trong làng, chỉ duy nhất nhà của ông nội mình được lợp ngói đỏ.

    Khi mới lên 5, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, Hoàng Kiều xin được việc làm tại Công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm.

    Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.

    Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Dưới quyền ông là 1.000 nhân viên, trong đó 80\% có bằng đại học, nhiều người có học vị tiến sĩ. Hiện nay, Shanghai RAAS chiếm 50\% thị trường Trung Quốc và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ huyết tương tại Trung Quốc, đồng thời có mặt trong top 500 công ty lớn nhất tại quốc gia này.

    Đối với thị trường trên thế giới, công ty của RAAS tại Trung Quốc chỉ xuất cảng 20\% tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra hằng năm. Trao đổi với Thanh Niên, ông Kiều cho biết 3 sản phẩm chính yếu của tập đoàn này như GammaRAAS, HemoRAAS, AlbuRAAS hiện chiếm lĩnh 100\% thị trường ở một số nước Trung Mỹ. Trong thời điểm hiện tại, chỉ có 10 công ty trên thế giới tham gia sản xuất các sản phẩm từ huyết tương với doanh thu mỗi năm 10 tỉ USD. Ông tự hào nói rằng RAAS là 1 trong 2 đại diện của Mỹ trong số 10 công ty này.

    Sau hơn ba thập kỷ lập nghiệp trên xứ người, đến nay Hoàng Kiều vẫn hằng ngày để tâm coi sóc việc kinh doanh. Hiện tại, Công ty RAAS Hoàng Gia ở Việt Nam đã giúp bán được các loại trái cây khô và tươi của Việt Nam vào các hệ thống Walmart, Carrefour, Metro, Lotus và các chợ lớn tại Trung Quốc. Theo ông, thị trường rộng lớn này rất hấp dẫn và chúng ta cần phải thâm nhập nhằm giúp nông dân trồng trái cây ở Việt Nam có đầu ra ổn định.

    Nổi lên muộn màng ở Mỹ, khi đã bước sang tuổi 70 mới vào danh sách tỷ phú thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng thứ hạng của ông Hoàng Kiều là một hiện tượng nổi bật trong danh sách cả nghìn tỷ phú USD của thế giới.

    Trên thực tế, trước khi IPO để trở thành công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn, RAAS đã là một DN nổi tiếng, từng lọt top 200 doanh nghiệp vốn hóa dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2012. Ông Hoàng Kiều cũng từng 3 lần được nhận danh hiệu doanh nhân tiêu biểu của Mỹ và là “công dân danh dự” của chính quyền Thượng Hải.

    Thành công của ông Hoàng Kiều là kết quả của quá trình làm việc cật lực hơn 20 năm tại Mỹ và cũng chừng ấy thời gian vận hành Shanghai RAAS tại Trung Quốc. Đúng 40 năm rời xa Việt Nam, ông Hoàng Kiều đã trở thành Việt kiều giàu nhất trên phạm toàn thế giới nhờ nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của mình.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ty-phu-goc-viet-lot-top-400-nguoi-giau-nhat-nuoc-my-lam-giau-the-nao-a112943.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.