+Aa-
    Zalo

    Uống nhiều dịp Tết, người đàn ông bị rượu “đục” thủng dạ dày, cấp cứu không khỏi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Anh Nguyễn Hữu Tiến nhập viện Việt Đức trong tình trạng nôn ra máu. Dù được các bác sĩ phẫu thuật khâu dạ dày nhưng sau một thời gian điều trị, anh đã không qua khỏi.

    Anh Nguyễn Hữu Tiến nhập viện Việt Đức trong tình trạng nôn ra máu. Dù được các bác sĩ phẫu thuật khâu dạ dày nhưng sau một thời gian điều trị, anh đã không qua khỏi.

    Sắp đến kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Âm lịch, câu chuyện về bệnh nhân sau như lời cảnh báo với những quý ông uống nhiều rượu. Nhưng nếu buộc phải uống rượu, bạn sẽ tự bảo vệ dạ dày của mình như thế nào?

    Mất mạng vì rượu “đục” thủng dạ dày

    Gặp tôi, chị Hoa, người phụ nữ gần 50 tuổi vẫn không nguôi ngoai được nỗi mất chồng, sau một thời gian khá lâu kể từ khi anh ra đi. Chị ở vậy nuôi con, nhưng nỗi vất vả thiếu bóng người đàn ông trụ cột khiến chị gầy guộc, và khuôn mặt luôn đượm buồn.

    Chị Hoa, vợ anh Tiến vốn là một cô giáo dạy trường mầm non tại thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội. Còn anh Tiến trước làm thầu xây dựng do có kỹ năng xây sửa nhà khéo léo.


    Ngày còn trẻ, vợ chồng anh chị Tiến – Hoa tần tảo làm việc và nuôi 2 con, xây cho mình căn nhà ở vùng thị trấn ven đô. Nhưng nghề của anh, không tránh khỏi phải uống rượu. Chị Hoa kể: Ở nhà anh ấy, cả họ có truyền thống uống rượu. Ban đầu, khi các anh ấy là thanh niên thì uống trong dịp lễ Tết, giỗ Chạp. Dần dần thì ngày nào cũng uống. Cứ mỗi ngày, mở mắt ra là uống 1 cốc rượu. Đi làm xây dựng, lại có bạn nhậu nên uống rượu càng hăng.

    “Anh Tiến hiền lành, chịu khó lắm, chỉ tội uống nhiều rượu. Đặc biệt vào những ngày Tết thì không thể ngăn anh ấy. Ở nhà đã uống với gia đình, sang chúc Tết nhà ai cũng mời rượu, anh lại uống. Đã nhiều lần anh ấy đau bụng dữ dội, đưa đi khám, bác sĩ kê đơn từ thuốc Tây đến thuốc Nam nhưng cái tật uống rượu của anh ấy vẫn không bỏ đượcChính vì thế mà cái năm anh ấy phải cấp cứu và mất cũng là sau dịp Tết được vài ngày”, chị Hoa ngậm ngùi kể.

    Ngày nhập viện, chị Hoa không bao giờ quên, hình ảnh Tiến đau đớn, quằn quại được đặt nằm trên chiếc xe đẩy để đi chụp chiếu.

    Trước hôm đó, anh Tiến nôn ra cả chậu máu. Sợ hãi, chị Hoa lập tức đưa anh vào viện địa phương, sau đó được chuyển ra BV Việt Đức.

    Anh Tiến được xác định thủng dạ dày, ngoài ra, gan bị hủy hoại do rượu. Dù được bác sĩ phẫu thuật nhưng sau đó vài ngày anh đã ra đi.

    Làm thế nào để bảo vệ dạ dày khi bắt buộc phải uống rượu?

    Theo Tiến sĩ - Bác sĩ người Anh Moriarty: Rượu làm kích thích hệ tiêu hóa. Uống rượu - thậm chí một chút cũng làm cho dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường. Do đó, có thể gây viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày). Điều này gây đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, và ở người nghiện rượu nặng, thậm chí chảy máu dạ dày.

    Khi bị đau dạ dày, nhiều người có sai lầm là uống thuốc giảm đau nhóm NSAID, nhưng thực tế là thuốc giảm đau có thể có tác dụng ngược lại trên dạ dày của bạn. Tiến sĩ Moriarty nói: "Thuốc giảm đau NSAID, như aspirin, có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. .Chính vì thế, thay vì uống thuốc để giải quyết một cơn đau dạ dày sau khi uống rượu, hãy uống thuốc kháng a xít, hoặc một chén trà bạc hà.”

    Để bảo vệ dạ dày, hãy ăn một thứ gì đó, tốt nhất là thức ăn giàu carbohydrate(tinh bột) trước khi bạn bắt đầu uống rượu để giúp làm chậm tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể. Uống nước cùng với đồ uống có cồn cũng sẽ giảm lượng rượu tiêu thụ khi thường xuyên phải tiếp khách.
    Nếu bắt buộc phải uống rượu, hãy chủ động bảo vệ cho dạ dày của mình, nhất là trong các dịp lễ tết triền miên sắp tới!

    Ngoài ra, nam giới có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel có tác dụng trung hòa a xít mạnh và kéo dài hơn so với các loại thuốc thuộc thế hệ trước để “tráng” dạ dày trước khi nhậu.

    Yumangel dạng hỗn dịch tạo ra một lớp màng nhầy tương tự như lớp chất nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, bởi vậy nó có tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn của lớp chất nhầy, giảm sự tổn thương vào các tế bào biểu mô. Nó giúp hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật, khi chất này trào ngược vào dạ dày và có thể làm cho các rối loạn về dạ dày ruột trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời nó cũng làm giảm hoạt động của pepsin. Yumangel có tác dụng loại bỏ gốc tự do, yếu tố gây phá huỷ lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.

    http://daudaday.vn/5-bi-kip-bao-ve-da-day-truoc-khi-uong-ruou-bia.html

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uong-nhieu-dip-tet-nguoi-dan-ong-bi-ruou-duc-thung-da-day-cap-cuu-khong-khoi-a218133.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan