+Aa-
    Zalo

    “Vẫn còn nhiều hạn chế trong đóng góp của đội ngũ trí thức“

    • DSPL
    ĐS&PL Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta còn hạn chế về những đóng góp của đội ngũ trí thức đó là tỷ lệ lực lượng này chưa cao so với các nước...

    Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta còn hạn chế về những đóng góp của đội ngũ trí thức đó là tỷ lệ lực lượng này chưa cao so với các nước...

    Đội ngũ trí thức Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thế giới hiện nay đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

    “Đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam chưa cao bằng các nước“

    GS.TS Nguyễn Thiện Nhân và GS.TSKH Vũ Minh Giang tham dự chương trình Đối thoại cuối tuần của VOV 1 về chủ đề phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức Việt Nam.

    “Đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay khá hùng hậu, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với tinh thần của thời đại mới”. Đó là đánh giá của TS Nguyễn Khắc Thuần, Trưởng Khoa Du lịch và Việt Nam học (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành). TS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng thời đại nào cũng vậy, đội ngũ trí thức Việt Nam với trí tuệ, ý chí và sức mạnh, góp sức rất lớn cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

    Theo Đại tá Nguyễn Văn Quang (Trưởng phòng quản lý khoa học, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng), đội ngũ tri thức luôn luôn là người đi tiên phong, nắm bắt tri thức mới của nhân loại. “Ở các lĩnh vực khác nhau, đội ngũ tri thức góp phần làm cho quân đội ngày càng phát triển mọi mặt, có điều kiện đi sâu nắm vững khoa học, tri thức mới của các nước, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Người nghiên cứu khoa học trong quân đội là người tiên phong trong việc khai phá, lĩnh hội tri thức mới của nhân loại nói chung và truyền thống cha ông ta nói riêng để có thể vận dụng, phát huy”, Đại tá Nguyễn Văn Quang nói.

    Theo Giáo sư Ngô Bảo Châu, để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, phải chăm lo sự nghiệp giáo dục. Nền giáo dục của Việt Nam đã phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu to lớn nhưng đang còn nhiều bất cập trước cơ hội hội nhập quốc tế và yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế tri thức. Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng cần tạo điều kiện làm việc và có chế độ đãi ngộ hợp lý để trí thức có thể tập trung hết tâm sức cho nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và cống hiến.

    “Để cho những người làm khoa học được ưu tiên hơn, được ưa đãi hơn những người khác, mà họ không bị ganh ghét, đố kỵ. Đó là cách để cho khoa học trong các trường ĐH phát triển. Bản thân Viện Nghiên cứu về Toán là một mô hình như vậy. Ở đó những người đến làm việc không phải là vĩnh viễn như bao cấp, trong vòng 2-3 tháng, trong thời gian đó họ không được hưởng mức lương lớn mà họ được hưởng mức lương xứng đáng có thể đảm bảo cuộc sống, không phải lo toan những việc khác mà chỉ tập trung hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học”, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết.

    “Đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam chưa cao bằng các nước“

    Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân do điều kiện lịch sử Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong đóng góp đội ngũ trí thức.

    Đồng tình với ý kiến của các nhà khoa học, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nhắc lại lịch sử nước nhà từ năm 1945, với hơn 95\% dân số Việt Nam không biết chữ, một dân tộc hạn chế về trí thức. Lúc đó Bác Hồ đã nêu khẩu hiệu một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và phát động phong trào bình dân học vụ, sau đó bắt đầu đầu tư phát triển giáo dục các cấp chính coi đó là nền tảng để mỗi con người không chỉ là người thực hiện theo những điều có sẵn mà là người cùng suy nghĩ tìm ra giải pháp trước những tình huống do cuộc sống đưa ra, người tìm ra giải pháp khoa học đó không ai khác chính là trí thức.

    GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, dẫn lại lịch sử để thấy rằng, ở thời nào cũng vậy, ở mọi lĩnh vực trực tiếp nghiên cứu hoặc trong sản xuất, trong nhà trường, trong cơ quan Nhà nước, các hoạt động luôn có đóng góp của đội ngũ trí thức.

    Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, số lượng những người có trình độ cao, trình độ đại học chỉ vào khoảng 4 triệu người so với dân số là chiếm hơn 11\%. Trong khi các nước phát triển vừa phải tỷ lệ người dân được đào tạo trình độ ĐH, CĐ là trên dưới 30\% và những nước phát triển cao là trên dưới 50\%. Một trong những nguyên nhân chúng ta hạn chế đóng góp trí thức đó là đội ngũ này chưa cao so với các nước, cần tiếp tục đào tạo bồi dưỡng và tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-con-nhieu-han-che-trong-dong-gop-cua-doi-ngu-tri-thuc-a51529.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan