+Aa-
    Zalo

    Về “cái nôi" của nghề phở để ăn Phở

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ làng Vân Cù ở Nam Định, những thợ nấu phở lành nghề đã đi khắp đất nước và góp phần tạo dựng hàng trăm cơ sở. Giờ đây, Vân Cù muốn trở thành một điểm du lịch độc đáo để đón du khách thập phương.

     

    Mùa đông biết bao nhiêu món ăn có thể dễ dàng làm xiêu lòng bạn, nhưng liệu có món ăn nào lại khiến bạn mê mẩn hơn là một bát phở với nước dùng còn nóng rẫy, thơm phức mùi xương ninh đây? Ở Hà Nội có thể bạn đã thưởng thức nhiều quán phở lâu đời và nổi tiếng thế nhưng ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi đến Làng Vân Cù ở xã Đồng Sơn (Nam Trực – Nam Định) được coi là "cái nôi" của nghề phở để cùng được ăn món ăn quốc hồn quốc tuý này. 

    Được biết, làng Vân Cù là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò. Các bô lão ở làng Vân Cù cũng không biết ai đã sinh ra nghề phở nơi đây. Chỉ biết rằng cụ Cồ Hữu Vặng là người đi tiên phong đưa phở gánh ra Hà Nội vào những năm 1930 sau đó nhiều người học theo. Đến những năm 1980 trở lại đây, nghề phở phát triển rất nhanh và người dân làng Vân Cù đã mang nghề phở đi khắp đất nước, song phát triển nhất vẫn là tại Thủ đô Hà Nội.

    Năm nay, lần đầu tiên Ngày của Phở 12-12 đã được tổ chức tại Nam Định, đây là chuỗi sự kiện do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng cùng phối hợp với Hiệp Hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam và UBND Tỉnh Nam Định. Trong sự kiện lần này khách thăm quan được trực tiếp chứng kiến các công đoạn làm ra một tô phở ngon lành, thấm đẫm hương vị Việt tại sân đình thôn Vân Cù.

    5c5c8dfffd4d24137d5c5
    Không gian phở xưa Nam Định được tái hiện tại làng Vân Cù

    Theo các bô lão nơi đây chia sẻ, để có bánh phở ngon, khâu chọn gạo là quan trọng nhất, gạo để làm bánh phở phải chọn giống gạo V10. Đem vo sạch và ngâm gạo ít nhất 10-12 tiếng mới xay bột. Đem tráng bánh phở trên nồi nước sôi từ 3-5 phút, duy trì nhiệt độ lửa ổn định. Bánh phở thành phẩm mềm, dai vừa, thơm mùi gạo mới, trắng trong mới đạt tiêu chuẩn.

    Để tạo nên hương vị đặc biệt chính là bí quyết gia truyền của người dân ở đây dùng nước ninh xương từ xương bò theo công thức gia truyền, nước trong, vàng nhẹ và có mùi thơm từ thảo mộc, có vị ngọt thanh. Hạn chế cho muối vào nước phở, thay cho muối là nước mắm, để giữ được độ trong của nước phở.

    Muốn có nồi nước dùng trong thì luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng. Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu. Ngay cả luộc thịt cũng là một nghệ thuật không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bọt nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.

    Với những quy trình cầu kỳ, tỉ mỉ như vậy mới thấy được vì sao 1000 tô phở được chiêu đãi cho du khách của làng Vân Cù lại hết sạch.

    4860b425c4971dc9448611
    Làng Vân Cù nấu hơn 1.000 tô phở chiêu đãi người dân và du khách

    Phở bò không chỉ là đặc sản của người dân Thành Nam mà nó còn thu hút rất nhiều người con ở những tỉnh thành khác, trở thành hương vị khó quên với mỗi người dân khiến họ phải ghé đến đây để tìm mùi hương hấp dẫn này. Trong cái thời tiết se se lạnh của khí trời miền Bắc mà được thưởng thức một bát phở nóng hổi với mùi hương đậm đà thì tuyệt vời biết mấy.

    Sau 5 năm tổ chức luân phiên tại TPHCM và Hà Nội, ở tuổi lên 6, Ngày của Phở 12-12 do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017 được đưa về Nam Định – nơi có công lớn trong việc phát triển món Phở đi muôn nơi.

    Năm nay, ngày của Phở 12-12 nhận được sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam – đơn vị đã gắn bó với Ngày của Phở 12-12 xuyên suốt 6 năm liền, và các đơn vị đồng hành: Sasco, Minh Long, Sâm Ngọc Linh Kontum K5, Number One, tương ớt Chinsu, Quân Phạm….

    Chuỗi sự kiện diễn ra nhiều hoạt động, trong đó có cuộc thi Kể chuyện về Phở trên Tuổi Trẻ Online, diễn ra từ 28-10 đến 5-12-2022

    Kết quả cuộc thi:

    - Giải nhất: Có tô phở nóng ba mua chiều 30 Tết, chưa khi nào đón giao thừa vui đến thế - Tác giả: VÕ MINH TÙNG. Bút danh: DUY TÙNG

    - Giải nhì: Sợi phở đỏ - nét độc đáo của phở Bắc Hà trên cao nguyên đá - Tác giả: LÊ THỊ LÊ. Bút danh: LÊ LÊ

    - Giải ba: Quán phở nghèo ngày xưa của mẹ, con nít như tôi ăn một mạch đến sợi cuối cùng - Tác giả: NGUYỄN THỊ TƯỜNG LINH. Bút danh: HOÀNG ANH LINH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ve-cai-noi-cua-nghe-pho-de-an-pho-a560477.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.