+Aa-
    Zalo

    Về nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Vào tháng 8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

    (ĐSPL)- Vào tháng 8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, 70 năm trôi qua, song mỗi khi nói đến mùa thu tháng Tám lịch sử, mọi người dân Việt Nam lại nhớ về ngôi nhà, nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập với niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước bất diệt.

    Địa chỉ đỏ trong lòng Thủ đô

    Tôi không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu mình đến thăm ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi lần đến đây, tôi lại được gặp những vị khách tham quan khác nhau đến từ khắp mọi vùng miền của Tổ quốc Việt Nam và cả những vị khách nước ngoài từ các châu lục xa xôi.

    Tất cả họ đều muốn tận mắt chứng kiến nơi Hồ Chủ Tịch viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời khắc lịch sử của dân tộc.

    Chị Quách Thu Trà, hướng dẫn viên tại di tích 48 Hàng Ngang cho biết: “Trung bình mỗi tháng, di tích đón hàng trăm du khách đến tham quan, tìm hiểu.

    Hình ảnh bên trong ngôi nhà 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập.

    Đặc biệt, lượng du khách đến nhiều nhất là vào dịp 10/10 và ngày Quốc khánh 2/9”. “Thăm ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập, người dân Việt Nam đều tự hào và ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới”, bác Hoàng Văn Dục, cựu chiến binh E271 đã viết những dòng như vậy trong cuốn sổ cảm tưởng tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

    Có lẽ không chỉ riêng bác Dục mà bất cứ ai cũng mong muốn được một lần đặt chân tới ngôi nhà lịch sử này. Với giới trẻ chúng tôi thì đây là ngôi nhà đặc biệt của lịch sử, gợi rất nhiều sự tò mò, tìm hiểu, khám phá. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tiếp xúc và được nhà giáo Trịnh Lương, con trai của cụ Trịnh Văn Bô và cụ Hoàng Thị Minh Hồ (chủ nhân ngôi nhà 48 Hàng Ngang trước đây) giới thiệu về di tích lịch sử này.

    70 năm đã qua, nhưng ông ngỡ như đang giữa những thời khắc gia đình được tiếp đón vị khách đặc biệt ngày nào. Ông Trịnh Lương kể lại: “Mẹ tôi vẫn thường hay kể lại cho con cháu ấn tượng của cụ về Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nhà 48 Hàng Ngang. Bác Hồ rất giản dị, ngay sau khi đến nhà 48 Hàng Ngang, Người đã bắt tay vào công việc trọng đại của mình".

    Dẫn tôi lên căn gác ngôi nhà, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc từ ngày 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945, ông Trịnh Lương hồ hởi chỉ vào chiếc cột mà năm 1943 cụ Trịnh Văn Bô (bố ông) đã chỉ cho ông để giấu truyền đơn bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. “Ngày đó, tôi tham gia vào đội Hướng đạo sinh, chúng tôi được giao nhiệm vụ đi rải truyền đơn ở các khu phố. Nội dung tờ truyền đơn là ủng hộ Nguyễn Ái Quốc, ủng hộ Việt Minh, đả đảo Pháp, Nhật.

    Bước vào phòng bên trong tầng 2, chỉ vào chiếc bàn gỗ gọn gàng ở góc phòng, giọng của ông Lương hồ hởi: “Mẹ tôi kể lại, vị khách đặc biệt của gia đình (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) hay ngồi ở chiếc bàn này làm việc mỗi đêm.

    Mọi đồ vật trong căn phòng được bài trí đúng như cách đây 70 năm”. Nơi gặp gỡ những vị khách quốc tế đặc biệt Cũng chính tại ngôi nhà này, những ngày cuối tháng 8/1945, Hồ Chủ Tịch đã gặp gỡ với những vị khách quốc tế đầu tiên.

    Đó là Thiếu tá Archimedes L.A Patti- Chỉ huy đơn vị OSS (Office of Strategic Services - Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) đến Hà Nội khi Cách mạng tháng Tám thành công. Đây là một trong những phái bộ đầu tiên được Bác Hồ tiếp tại 48 Hàng Ngang. Ông cũng chính là người nước ngoài đầu tiên được đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chưa được công bố.

    Trong thiên hồi ký Why Việt Nam? (Tại sao Việt Nam?) xuất bản 35 năm sau, Patti kể lại: Trước ngày Lễ Độc lập, Patti được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho xem và trao đổi ý kiến về nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo.

    Ngày2/9/1945, cùng với nhóm côngtác của mình, Patti đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình.Không những là cơ sở củacách mạng, gia đình cụ TrịnhVăn Bô, chủ nhân nhà 48 Hàng Ngang còn hăng hái tham gia các hoạt động gây quỹ ủng hộ Việt Minh.

    Tính đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ. "Sau Cách mạng tháng Tám, bố mẹ tôi được ông Khuất Duy Tiến, Phó Chủ tịch TP.Hà Nội tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập.

    Lúc đó, bọn Quốc dân Đảng cũng đến xin bà ủng hộ tiền nhưng bà nhất quyết không ủng hộ. Mẹ tôi còn đi vận động các tập đoàn Phát Đạt, Lợi Quyền ủng hộ tiền và vàng cho Chính phủ lâm thời”, ông Lương kể. Tiếp đó, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ Quỹ Độc lập hơn 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng.

    Ngoài ra, gia đình cụ Bô còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình cụ Bộ đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa.

    Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ thêm cho Chính phủ 5.147 lượng vàng.

    Ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã trở thành di tích lịch sử, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam. “Nơi đây thật hào hùng, ấn tượng, nhìn thấy các đồ vật tại đây, em như đang sống lại vào thời kỳ đặc biệt đó, để thấy mình cần phải sống tốt hơn, xứng đáng với công lao to lớn của Bác Hồ và sự hy sinh của cha ông cho nền độc lập của  học sinh đến từ Quảng Ninh đã viết trong cuốn sổ cảm tưởng.

    Những ngày này, nhân dịp kỷ niệm 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang đang tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề gồm 80 hình ảnh, hiện vật được trưng bày theo ba chủ đề chính: Ngôi nhà 48 Hàng Ngang và gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ; bối cảnh lịch sử và sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập; Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập; "Chiếc giường, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nghỉ tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang"; "Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thiếu tá Archimedes L.A Patti, Chỉ huy đơn vị OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), một trong những phái bộ đầu tiên được Bác Hồ tiếp tại 48 Hàng Ngang và là người nước ngoài đầu tiên được đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chưa công bố"; "Danh sách các thành viên Chính phủ chủ Cộng hòa đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang"...

    Triết lý kinh doanh giản dị của chủ nhân nhà 48 Hàng Ngang Giới công thương Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, không ai là không biết gia đình cụ Trịnh Văn Bô với gian hàng bán tơ lụa Phúc Lợi, số 7 Hàng Đào, sau được chuyển về số 48 Hàng Ngang. Sản phẩm của Phúc Lợi không chỉ có mặt ở khắp lãnh thổ Việt Nam, mà còn lan toả sang cả các nước trong liên bang Đông Dương. “Triết lý kinh doanh của cụ Trịnh Văn Bô là: "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7 đồng, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức. Khi cần nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả".

    ĐỖ THƠM

    Xem thêm video:

    [mecloud]R55bGpxqs0[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ve-noi-bac-ho-viet-tuyen-ngon-doc-lap-a109315.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.