+Aa-
    Zalo

    Vì sao bậc tiểu học có tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất?

    • DSPL
    ĐS&PL Cấp tiểu học có tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất với 25,2%; tiếp đó là cấp trung học cơ sở với 13,9%, cấp mầm non là 8,3%;...
    vi sao bac tieu hoc co ty le giao vien chua dat chuan cao nhat
    Ảnh minh họa

    Theo báo cáo của bộ GD&ĐT, hiện nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo luật Giáo dục 2019), cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%.

    Như vậy, bậc tiểu học có tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất, 25,2%; tiếp đến là trung học cơ sở 13,9%... trung học phổ thông chỉ còn 0,1%.

    Sở dĩ có tình trạng này vì theo luật Giáo dục 2019 có sự thay đổi lớn về chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên. Giáo viên mầm non trước đây yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo là trung cấp, nay là cao đẳng; giáo viên tiểu học từ trung cấp nâng lên đại học; giáo viên trung học cơ sở từ cao đẳng lên đại học.

    Báo cáo của bộ GD&ĐT cũng cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, phần lớn thời gian trẻ em mầm non phải nghỉ ở nhà không được đến trường nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non và việc chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.

    Việc trẻ ở nhà thời gian dài đã ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi.

    Một số trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ dân tộc thiểu số (không được ăn trưa tại trường), trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ em là con công nhân mất việc làm... có nguy cơ chậm phát triển. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong thời gian dài không có doanh thu, đời sống giáo viên hết sức khó khăn, nhiều giáo viên phải chuyển sang các công việc khác.

    Nhiều trường mầm non ngoài công lập phải giải thể, đóng cửa trường, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ về tài chính.

    Theo báo cáo của địa phương, từ tháng 5/2021 đến nay có trên 28.500 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch, trong đó hơn 20.000 cơ sở đã phải dừng hoạt động từ 3- 6 tháng.

    Có trên 100.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN ngoài công lập không có thu nhập từ 3 tháng trở lên, trong số đó, hầu hết không có thu nhập trong hơn 6 tháng qua; khoảng 101.845 cán bộ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDMN ngoài công lập không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ do chưa tham gia BHXH bắt buộc.

    Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai Chương trình Giáo dục mầm non; tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, tập trung mọi nguồn lực với nhiều giải pháp tích cực để củng cố, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

    Kết quả, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 713/713 đơn vị cấp huyện (100%) duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 99,94% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

    Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,78%; tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình Giáo dục mầm non đạt 99,7%. Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 99,9%.

    Báo cáo của bộ GD&ĐT nêu giải pháp: thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai lế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30.6.2020 của Chính phủ;

    Chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    Bộ GD&ĐT cũng khẳng định sẽ thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

    Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn ngoại ngữ và môn tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-bac-tieu-hoc-co-ty-le-giao-vien-chua-dat-chuan-cao-nhat-a547612.html
    TP.HCM thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh, Tin học

    TP.HCM thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh, Tin học

    TP.HCM đang thiếu giáo viên ở một số môn như Tiếng Anh và Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật bởi sau khi đào tạo, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn đi làm việc bên ngoài thay vì đi dạy.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    TP.HCM thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh, Tin học

    TP.HCM thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh, Tin học

    TP.HCM đang thiếu giáo viên ở một số môn như Tiếng Anh và Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật bởi sau khi đào tạo, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn đi làm việc bên ngoài thay vì đi dạy.

    Bộ trưởng bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời về tăng lương công chức, y bác sỹ, giáo viên

    Bộ trưởng bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời về tăng lương công chức, y bác sỹ, giáo viên

    Theo bộ Nội vụ, chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành được thực hiện từ tháng 10/2004 đến nay, mặc dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần nhưng tiền lương, thu nhập và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và của viên chức ngành y tế, giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.