+Aa-
    Zalo

    Vì sao các cường quốc vung tiền như nước cho hoạt động gián điệp? (Kỳ cuối)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù chi ra hàng chục tỷ USD cho hoạt động tình báo, song các cơ quan gián điệp của Mỹ, Nga và Trung Quốc dường như làm việc không thực sự hiệu quả.

    Dù chi ra hàng chục tỷ USD cho hoạt động tình báo, song các cơ quan gián điệp của Mỹ, Nga và Trung Quốc dường như làm việc không thực sự hiệu quả.

    Cho đến thế kỷ 20, các chỉ huy quân sự có thể khám phá ra sự di chuyển của kẻ thù thông qua gián điệp cá nhân và quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ truyền thông không dây và công nghệ radar đã thay đổi bối cảnh mãi mãi. Công nghệ, chứ không phải chủ nghĩa anh hùng cá nhân, đã chiếm ưu thế trong hoạt động tình báo.

    Giống như tất cả các sự gián đoạn công nghệ, sự chuyển đổi đã khiến nhiều cựu chiến binh thất vọng. Năm 1929, Ngoại trưởng Mỹ Henry Stimson lúc đó đã vô cùng tức giận khi phát hiện ra rằng đại sứ trẻ Herbert Yardley thành lập một nhóm để đánh chặn và đọc các điện tín ngoại giao của các quốc gia khác. Ông Stimson sau đó đã ra lệnh đóng cửa văn phòng mật mã và đuổi việc Yardley. "Các quý ông không đọc thư của người khác", ông nói trong hồi ký của mình.

    Lúng túng và rối loạn, Yardley, ở tuổi 30, không thể tìm được một công việc khác. Để hỗ trợ gia đình ông, ông đã viết một cuốn sách gây tranh cãi tên là The American Black Chamber, mô tả hoạt động nội bộ của công tác tình báo Mỹ. Cuốn sách đã dẫn tới việc sửa đổi Đạo luật về Săn đuổi, mà Washington từng nắm bắt tất cả các tài liệu còn lại của mình.

    Yardley sau đó được chính phủ Trung Quốc tuyển dụng để giúp cải tổ công tác tình báo. Ông sau đó đã viết một cuốn khác, gọi là The Chinese Black Chamber, được giải mật và xuất bản vào năm 1983. Cuối cùng, ông lại được quân đội Mỹ nhận vào Phòng Hưu trí Quân đội vì sự đóng góp của ông vào hoạt động tình báo.

    Edward Snowden. Ảnh: SCMP

    Khoảng 84 năm sau, một sĩ quan tình báo trẻ khác của Mỹ, Edward Snowden đã khiến Nhà Trắng phẫn nộ. Snowden đã tiết lộ chi tiết về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand đã thực hiện các chương trình giám sát rộng khắp trên thế giới.

    Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản bắt đầu như một tổ chức bí mật dưới lòng đất. Trí tuệ và lực lượng vũ trang là cốt lõi cho hoạt động của và tạo ra sức mạnh. Được điều hành bởi ông Chu Ân Lai tỉ mỉ và tài năng, bộ máy tình báo Trung Quốc thời đó đã ghi được những thành công ngoạn mục và cần thiết cho chiến thắng trong cuộc nội chiến.

    Người ta nói rằng cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông thường tiếp cận khá chi tiết với các kế hoạch chiến đấu của Tưởng Giới Thạch, trước cả khi tướng của Tưởng Giới Thạch nhận được lệnh.

    Tuy nhiên, sau đó mọi việc dần trở nên rắc rối. Tin tưởng và phản bội – nhiều nhân viên tình báo lợi dụng hoạt động cho mục đích tư lợi, triệt hạ đối thủ chính trị. Sau Cách mạng Văn hóa, ban lãnh đạo Trung Quốc từng cố gắng đổi mới bộ máy tình báo. Họ thậm chí còn có ý định sáp nhập tình báo vào quân đội, vốn cũng có đơn vị tình báo riêng biệt. Giới chức Trung Quốc cuối cùng đã từ bỏ ý tưởng này và công tác tình báo của Trung Quốc dần trở nên thiếu phối hợp.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đạo cải tổ hệ thống tình báo. Ảnh: SCMP

    Vì tính bí mật, thế giới bên ngoài thường nhìn tình báo Trung Quốc với con mắt hoài nghi và sợ hãi, tưởng tượng đó là cánh tay có mặt ở khắp nơi để kiểm soát mọi thứ.

    Trong trong nội bộ, các lãnh đạo Trung Quốc có quan điểm đối lập, xem công tác tình báo của nước này là kém kết nối và tụt hậu so với Mỹ.

    Vào năm 2017, Trung Quốc đã giới thiệu luật tình báo quốc gia đầu tiên của mình, một trong nhiều bước mà chính phủ ông Tập Cận Bình thực hiện để cải tổ lại hệ thống thông tin tình báo của đất nước. Trong những năm tới, Bắc Kinh dự kiến sẽ tái cơ cấu lại cơ quan tình báo và bộ máy an ninh.

    Từ Washington, Moscow và Bắc Kinh tới Tokyo, các chính phủ trên khắp thế giới sẽ tiếp tục chi tiền bạc cho hoạt động tình báo và gián điệp. Đối với những người đóng thuế, đó là một sự lãng phí lớn, vì hầu hết những hoạt động này bí mật tới nỗi công chúng không thể biết và cũng không thể giám sát. Vì thế, việc này được cho là gây lãng phí và không thường mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người. Nếu các nguồn được bố trí cho các mục đích khác, dù chỉ là một phần nhỏ, sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề nan giải mà con người đang đối mặt ngày nay.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo SCMP)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-cac-cuong-quoc-vung-tien-nhu-nuoc-cho-hoat-dong-gian-diep-ky-cuoi-a219713.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan