+Aa-
    Zalo

    Vì sao giá vàng Việt Nam đắt bậc nhất thế giới?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có giá vàng đắt vào bậc nhất thế giới vì khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới lên tới hơn 5 triệu đồng/lượng.

    (ĐSPL) – Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có giá vàng đắt vào bậc nhất thế giới vì khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, thậm chí lên tới hơn 5 triệu đồng/lượng. Vi sao lại có thực trạng này?

    Vi sao giá vàng Việt Nam đắt bậc nhất thế giới?

    Chênh lệch quá lớn

    Hôm qua (7/11), giá vàng trong nước và thế giới đều lập kỷ lục… đáy khi xuống mốc thấp chưa từng có trong năm. Vào thời điểm chốt phiên giao dịch, giá vàng trong nước cũng đang ở mốc 34.96 triệu đồng/lượng, còn giá vàng thế giới cùng thời điểm ở mức 1.145,93 USD/oz, tương đương 29,4 triệu đồng lượng. Tính ở thời điểm đó, giá vàng SJC tại Việt Nam đã cáo hơn tới 5,56 triệu đồng/lượng.

    Tính tới thời điểm 9h sáng nay (8/11), giá vàng thế giới trên sàn Kitco đã lội ngược dòng ngoạn mục khi tăng 33 usd lên mốc 1.178,32 usd/oz, tương đương 30,18 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước cũng tăng lên mốc 35,23 triệu đồng/lượng. Như vậy dù có sự thu hẹp nhưng khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức hơn 5 triệu đồng/lượng. 

    Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi vì sao giá vàng tại Việt Nam lại có thể cao như thế, thậm chí có thể "cao nhất thế giới" như nhiều chuyên gia vàng nhận định?

    Ai cũng muốn mua, chẳng ai muốn bán

    Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu trả lời trên báo Thanh Niên: theo quy luật bình thường, khi giá vàng giảm, người có vàng sẽ bán vàng chốt lỗ, người mua thì chờ đợi mức giá thấp hơn nữa để mua. Nhưng hiện nay thì ngược lại, dù giá giảm mạnh nhưng do giá vàng SJC cao hơn thế giới 5 triệu đồng/lượng, người có vàng lại có tâm lý chờ đợi trong khi người mua cũng muốn mua vào. Cầu có nhưng cung thủ khiến giá vàng Việt Nam trở nên đắt đỏ, một mình một chợ trên thị trường vàng toàn cầu, đẩy người mua vào chỗ rủi ro như nói trên.

    Thực tế, tập quán dùng vàng là phương tiện tích trữ an toàn nhất đã hằn sâu vào quan niệm của người Việt Nam khiến thị trường vàng tại Việt Nam hiện nay cung không đáp ứng nổi nhu cầu. Nhu cầu mua vàng tích trữ của người dân thì lúc nào cũng có, nhưng ngay cả khi giá vàng giảm cũng không ai muốn bán chốt lỗ vì sợ sau này vàng sẽ tăng lại. Chính tâm lý này khiến cho giá vàng trong nước không có động cơ giảm xuống.

    Điều này hoàn toàn khác so với các nơi trên thế giới khi người dân chỉ mua vàng trang sức, còn vàng miếng chủ yếu chỉ có người đầu tư mới giao dịch.

    Theo khảo sát của PV báo Đời sống & Pháp luật, dù giá vàng giảm mạnh nhưng ở những cửa hàng vàng tại khu vực Hà Nội, lượng giao dịch cũng không nhộn nhịp. Theo một nhân viên bán hàng tại cửa hàng vàng bạc Phú Quý, đã từ lâu không có tình trạng người dân đổ xô tới mua vàng đầu cơ như cách đây một vài năm. Một phần vì kinh tế khó khăn, một phần vì giá vàng hiện tại cũng có lúc lên lúc xuống chứ không phải tăng liên tục như trước kia.

    Theo bác Bích – một cán bộ đã nghỉ hưu tới mua vàng cho biết, nhà bác chỉ mua vàng để tiết kiệm, nếu giá vàng giảm thì cũng coi như mua rẻ được ít tiền, tăng thì mua đắt thêm một ít chứ không có ý định bán để lấy tiền hay kiếm lời.

    Đã hơn 8 tháng, Ngân hàng Nhà nước không tổ chức đấu thầu bán vàng ra thị trường. Điều này khẳng định sự bình ổn của thị trường vàng bởi lãnh đạo NHNN từng khẳng định, cơ quan này sẽ cung cấp vàng ra thị trường bất cứ khi nào có biến động. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-gia-vang-viet-nam-dat-bac-nhat-the-gioi-a68074.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan