+Aa-
    Zalo

    Vì sao Keangnam Vina phải xin "khất nợ" phí bảo trì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Keangnam Vina cho biết, đến thời điểm này phía Keangnam và cư dân chưa thống nhất được phí bảo trì. “Chúng tôi xin gia hạn trả và ngồi làm việc lại với BQT..."

    (ĐSPL) -  Keangnam Vina cho biết, đến thời điểm này phía Keangnam và cư dân chưa thống nhất được phí bảo trì. “Chúng tôi xin gia hạn trả và ngồi làm việc lại với Ban quản trị để ra số tiền chính xác về quỹ bảo trì này”

    UBND quận Nam Từ Liêm vừa gửi công văn tới Cty TNHH MTV Keangnam Vina về việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung tại chung cư Keangnam (Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo đó, UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu doanh nghiệp này bàn giao kinh phí bảo trì tòa nhà Keangnam theo đúng quy định trước ngày 10/6/2015.

    Theo đại diện UBND quận Nam Từ Liêm, trong trường hợp Cty TNHH MTV Keangnam Vina không bàn giao quỹ bảo trì 2\% cho Ban quản trị chung cư (đại diện cư dân) và Cty TNHH Quốc tế TGT (doanh nghiệp được thuê quản lý vận hành chung cư Keangnam); Ban quản trị có quyền khởi kiện doanh nghiệp này theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về Quy chế Quản lý và sử dụng nhà chung cư. Đồng thời, quận Nam Từ Liêm đã giao Công an quận Nam Từ Liêm thực hiện điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật của chủ đầu tư trong việc chiếm dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư Keangnam nếu có và có phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn khu chung cư.

    Keangnam Vina cho biết, đến thời điểm này phía Keangnam và cư dân chưa thống nhất được phí bảo trì.

    Trao đổi với Tiền Phong, bà Vũ Minh Thảo, đại diện truyền thông Cty TNHH MTV Keangnam Vina cho biết, đến thời điểm này phía Keangnam và cư dân chưa thống nhất được phí bảo trì. “Chúng tôi xin gia hạn trả và ngồi làm việc lại với Ban quản trị để ra số tiền chính xác về quỹ bảo trì này”, bà Thảo nói.

    Trước đó, do lo ngại Tập đoàn Keangnam bị phá sản, các tài sản bị phát mại, Ban Quản trị toà nhà đã có công văn gửi lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị yêu cầu chủ đầu tư Keangnam khẩn trương hoàn trả quỹ bảo trì 2\%.

    Theo ước tính của Ban quản trị, quỹ bảo trì của chung cư này khoảng 160 tỷ đồng do có 922 căn hộ cao cấp, giá bán trung bình 60 triệu đồng/m2, trong khi phía chủ đầu tư thông báo là 125 tỷ đồng.

    [mecloud]dRX8eVtGHe[/mecloud]

    Theo kết quả đến tháng 12/2014 cho hay, chủ đầu tư Keangnam Vina đã thừa nhận số tiền quỹ bảo trì đã thu được là 125 tỷ (chưa tính lãi suất ngân hàng và diện tích bán lẻ mà chủ đầu tư giữ lại) và sử dụng sai mục đích số tiền này.

    Tháng 3/2015 vừa qua, Keangnam Vina cũng đã gửi công văn đề nghị trả quỹ bảo trì mỗi năm 5 tỉ đồng và trả trong vòng 25 năm. Phương án này Ban quản trị không chấp nhận do số tiền trả hàng năm nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.

    Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất việt Nam nhưng cũng là một trong số những toà nhà nhiều tai tiếng nhất tính cho tới thời điểm hiện nay. Năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn.

    Tuy nhiên, giá bán đẳng cấp dường như chưa thực sự đi cùng với những đẳng cấp sống. Dự án này vướng phải khá nhiều kiện tụng do phí chung cư quá đắt đỏ. Năm 2012, chủ đầu tư này còn dọa cắt điện, cắt thang máy của cư dân, rồi tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho thành phố Hà Nội vì... lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành tòa nhà. Chủ đầu tư này cũng từng bị phạt do thanh toán căn hộ bằng ngoại tệ, phải hầu tòa do khách hàng kiện tính gian diện tích...

    Theo quy định, chủ đầu tư phải bàn giao quỹ bảo trì và phải đóng phí diện tích tầng hầm, thương mại chủ đầu tư giữ lại để kinh doanh. 

    Câu chuyện lợi ích

    Việc quản lý sử dụng nhà chung cư, tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị đã được quy định tại Luật Nhà ở 2005. Cùng với đó, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng đã được ban hành tại Quyết định 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008. Tại Hà Nội, UBND Thành phố cũng đã ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư tại Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013.

    Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà chung cư trên địa bàn trong đó có việc thành lập các Ban quản trị thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn nơi có nhà chung cư; đồng thời cũng có trách nhiệm của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

    Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 4/2015, mới chỉ có 36\% trong tổng số chung cư đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng trên địa bàn Hà Nội thành lập được Ban quản trị theo quy định.

    Thông tin trên báo Báo Điện tử Chính phủ, nguyên nhân chính của tình trạng này là do một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cố tình trây ỳ, chậm triển khai tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thành lập Ban quản trị.

    “Đây hoàn toàn là vấn đề lợi ích của chủ đầu tư. Bởi nếu thành lập được Ban quản trị thì theo quy định, chủ đầu tư phải bàn giao quỹ bảo trì và phải đóng phí diện tích tầng hầm, thương mại chủ đầu tư giữ lại để kinh doanh. Một điều không kém phần quan trọng là cư dân có quyền quyết định lựa chọn Ban quản trị để đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ”, ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Ban quản trị tòa nhà Keangnam phân tích.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-keangnam-vina-phai-xin-khat-no-phi-bao-tri-a96909.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.