+Aa-
    Zalo

    Vì sao khởi tố ông Vũ "nhôm" tội làm lộ bí mật Nhà nước?

    • DSPL
    ĐS&PL Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) với tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước” theo Điều 263

    Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) với tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.

    VTV đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố và phát lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", SN 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc-Nam 79) về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật của Nhà nước theo điều 263 Bộ luật hình sự.

    Ngay sau khi công bố Quyết định khởi tố, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng công bố Quyết định truy nã do Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 21/12 về việc truy nã Phan Văn Anh Vũ/ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu.

    Đáng chú ý, ông Vũ nhôm không phải là cán bộ công chức Nhà nước, vậy vì sao ông Vũ nhôm lại bị khởi tố về tội danh này? Trao đổi với Báo Giao thông về trường hợp này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết, Điều 263 Bộ Luật hình sự đã quy định rất rõ về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước.

    Theo luật sư Hậu, cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là loại tội phạm này xâm phạm an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước (theo danh mục đã được quy định). Đối tượng tác động của tội phạm này là bí mật Nhà nước, trong đó, danh mục bí mật Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực được quy định rất cụ thể.

    Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố và khám xét nơi ở đối với ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ 'nhôm') từ ngày 20/12; lệnh truy nã ký ngày 21/12. Ảnh: VnExpress

    Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.

    Bên cạnh đó, còn có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước bằng cách dùng vũ lực, lén lút, cướp giật, lừa đảo để có được bí mật Nhà nước. Tội phạm hoàn thành khi bí mật thoát khỏi sự quản lý của người quản lý.

    Luật sư Hậu cho biết, chủ thể của tội phạm Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là người có trách nhiệm quản lý bí mật Nhà nước, nhưng cũng có thể là người dân bình thường – bất cứ ai có năng lực tránh nhiệm hình sự. Ví dụ những người này bỏ tiền để trao đổi, mua thông tin bí mật Nhà nước nhằm trục lợi, cũng được coi là cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-khoi-to-ong-vu-nhom-toi-lam-lo-bi-mat-nha-nuoc-a213982.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan