+Aa-
    Zalo

    Vì sao người dân nên làm CCCD gắn chip trước 1/7?

    • DSPL
    ĐS&PL Người dân nên đi làm CCCD gắn chip, chậm nhất là ngày 1/7/2021 vì những lý do dưới đây để tiết kiệm chi phí, an toàn, tiện lợi.

    Người dân nên đi làm CCCD gắn chip, chậm nhất là ngày 1/7/2021 vì những lý do dưới đây để tiết kiệm chi phí, an toàn, tiện lợi.

    Vì sao người dân nên làm CCCD gắn chip trước 1/7? - Ảnh minh họa

    Điều 4 Thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp CCCD như sau:

    Công dân chuyển từ chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ CCCD.

    Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.

    Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.

    Sau đó, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2020 hướng dẫn mức thu một số khoản phí, lệ phí. Trong đó, lệ phí cấp CCCD được giảm 50% so với mức thu quy định tại Thông tư 59/2019.

    Mức giảm này được áp dụng thực hiện từ 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021. Cụ thể như sau:

    Công dân chuyển từ chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: Giảm còn 15.000 đồng/thẻ CCCD.

    Công dân đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: Giảm còn 25.000 đồng/thẻ CCCD.

    Trường hợp công dân cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: Giảm còn 35.000 đồng/thẻ CCCD.

    Từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức lệ phí cấp thẻ căn cước gắn chip cho công dân được thu theo mức thông thường quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019.

    Theo bộ Công an, CCCD gắn chíp có nhiều ưu điểm vượt trội so với thẻ CCCD mã vạch như độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn.

    Thẻ có thể tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… Loại thẻ này phù hợp với xu thế công nghệ số như hiện nay.

    Do CCCD gắn chíp có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ có giá trị khác nên hạn chế được nguy cơ các loại giấy tờ bị giả mạo, tiết kiệm chi phí cho việc công chứng giấy tờ truyền thống; tạo sự thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử.

    Người dân có thẻ CCCD gắn chíp khi đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ. CCCD gắn chíp có độ bảo mật rất cao. Chíp sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chíp có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.

    Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

    Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chíp quy định rõ quyền truy cập, cho phép truy cập dữ liệu nhanh và không bị lộ thông tin cá nhân khi bị mất thẻ.

    Đặc biệt, CCCD gắn chíp hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số chứ không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí.

    Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

    Với những lý do trên đây, người dân nên đi làm CCCD để tiết kiệm chi phí, an toàn, tiện lợi.

    Tuy vậy, với những người chưa có điều kiện, thời gian đi làm CCCD gắn chip, thẻ CMND, thẻ CCCD mã vạch đã cấp trước đây vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ thẻ CMND, CCCD mã vạch thì vẫn nguyên hiệu lực pháp luật (Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA, Điều 38 Luật Căn cước công dân).

    Bộ Công an đặt mục tiêu trước ngày 1/7/2021 sẽ cấp 50 triệu thẻ CCCD theo mẫu mới (có gắn chip điện tử) cho người dân trên toàn quốc.

    Riêng tại 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh), bộ Công an yêu cầu trước ngày 30/4/2021 phải cấp CCCD gắn chip cho một nửa số dân cư trú ở các địa phương này.

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-nguoi-dan-nen-lam-cccd-gan-chip-truoc-17-a359757.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan