+Aa-
    Zalo

    Vì sao những "tỷ phú" ở Zimbabwe không mua nổi bát phở?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đô la Zimbabwe mất giá một trong những nguyên nhân là việc in tiền không kiểm soát. Mugabe nổi tiếng với phát ngôn gây sốc: "Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ tự in"

    (ĐSPL) - Đô la Zimbabwe mất giá một trong những nguyên nhân là do việc in tiền không kiểm soát. Mugabe nổi tiếng với phát ngôn gây sốc: "Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ tự in thêm".

    Nghịch lý 35 triệu tỷ đô la Zimbabwe đổi lấy 1 USD

    Đô la Zimbabwe (ZWD) lần đầu ra mắt năm 1980, thay thế nội tệ cũ là rhodesia. Thời điểm đó, đôla Zimbabwe thậm chí còn có trị giá cao hơn đồng đôla Mỹ. Trên các phương tiện quy đổi chính thức, 1 ZWD tương đương 1,47 USD.

    Mặc dù vậy, những con số nói trên không phản ánh đúng thực tế. Theo thời gian, giá trị đồng đôla Zimbabwe giảm dần theo thời gian. Đến tháng 7/2006, 100 ZWD mới đổi được 1 bảng Anh.

    Sự mất giá của đồng nội tệ buộc chính phủ Zimbabwe phải hành động. Tháng 8/2006, Zimbabwe tái định giá lần đầu đồng nội tệ, với trị giá quy đổi 1 đôla mới (kí hiệu: ZWN) bằng 1.000 đôla cũ (ZWD).

    Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Zimbabwe, tình hình kinh tế nước này không trở nên sáng sủa hơn.

    Chỉ 6 tháng sau khi tái định giá, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã ra thông báo tiếp tục can thiệp mạnh tay vào đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được ghi nhận vào tháng 6/2007 cho thấy 30.000 đô la Zimbabwe mới đổi được 1 USD. Còn trên thị trường chợ đen, muốn đổi được 1 USD, người giao dịch phải bỏ ra 600.000 đô la Zimbabwe.

    Tháng 8/2008, việc tái định giá đồng nội tệ lần 2 chính thức được Chính phủ Zimbabwe tiến hành. Theo đó, 1 đô la nội tệ mới (kí hiệu: ZWR) có giá trị tương đương 10 triệu đô la cũ. Tuy nhiên, vòng đời của ZWR cũng chỉ kéo dài vẻn vẹn 6 tháng.

    Đô la Zimbabwe mất giá một trong những nguyên nhân là do việc in tiền không kiểm soát. 

    Năm 2009, Zimbabwe từ bỏ đồng nội tệ của mình và chuyển qua sử dụng đồng USD và Rand của Nam Phi nhằm mục đích chấm dứt lạm phát từng khiến đồng tiền nước này mất giá trầm trọng và làm nảy sinh những tờ tiền mệnh giá lên tới hàng trăm tỷ đô la.

    Mặc dù vậy, vẫn còn một lượng nhỏ tiền Zimbabwe không có giá trị đang lưu thông trôi nổi trên thị trường. Ngân hàng Trung ương nước này đang cố gắng tìm cách để thu hồi và tiến hành chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của đồng bản tệ trước tháng Chín năm nay.

    “Đồng đô la Zimbabwe đã được thông báo là ngừng sản xuất và lưu hành từ năm 2009.”, các ngân hàng nước này cho biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ những đồng tiền này để làm kỷ niệm hoặc bán cho du khách.

    Theo thông báo mới nhất, những người có tài khoản đăng ký trước tháng 3/2009 với số tiền 175 triệu tỷ đô la Zimbabwe có thể đến ngân hàng để đổi thành 5 USD. Với các tài khoản có hơn con số này thì sẽ được trả thêm với tỷ giá 1 USD ăn 35 triệu tỷ đô la Zimbabwe.

    [mecloud]nvJPn78Osq[/mecloud]

    Chính phủ nước này thông báo đã phân bổ 20 triệu USD cho kế hoạch đổi tiền. Nhiều người đã bày tỏ sự vui mừng khi được đổi thành đồng USD với lượng tiền Zimbabwe tiền đã bị mắc kẹt trong các ngân hàng từ năm 2009, mặc dù giá trị quy đổi được đưa ra là quá thấp.

    "Chúng tôi đã thông báo với toàn bộ các ngân hàng trong nước để phối hợp tiến hành việc quy đổi", John Mangudya, Thống đốc Ngân hàng Zimbabwe tuyên bố.

    Zimbabwe lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Robert Mugabe ban hành luật cải cách ruộng đất bắt đầu từ những năm 1990. Vị lãnh đạo này muốn phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen nghèo khổ để tăng cường phát triển kinh tế.

    Không những vậy, các chính sách bất hợp lý của Mugabe, cụ thể là việc in tiền không kiểm soát, cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng. Mugabe nổi tiếng với phát ngôn gây sốc: "Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ tự in thêm".

    Hiện nay, đồng đô la của Zimbabwe đã nhanh chóng thay thế bằng ngoại tệ, mặc dù không chính thức, nhưng nhờ những nỗ lực của Chính phủ đã phần nào giúp kiềm chế lạm phát và phục hồi lại nền kinh tế nước này.

    Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của Zinbabwe đã tăng 3,2\%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế dự kiến mức tăng trưởng này sẽ chậm lại trong năm nay.

    Sử dụng các công cụ tìm kiếm hay các website thương mại trực tuyến, ai cũng có thể tìm và đặt mua những tờ tiền mệnh giá nghìn tỷ, triệu tỷ đôla Zimbabwe với giá chỉ vài chục USD. 

    Ai cũng là "tỷ phú" 

    Thông thường, tỷ phú được hiểu là người sở hữu tài sản tỷ đôla. Tại Zimbabwe, đồng đôla nội tệ là những tờ giấy in con số hàng triệu, hàng nghìn tỷ.

    Ở đây, người dân cần 1 tỷ đô la Zimbabwe mới có thể mua trứng. Đó là lý do "tỷ phú" không đồng nghĩa với giàu có tại quốc gia châu Phi này.

    Lạm phát hàng năm lên tới 400.000\% là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người Zimbabwe bất chấp nguy hiểm rời khỏi quê hương. Những đứa trẻ phải học cách bò qua hàng rào thép gai với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách.

    Đối với những người sinh sống tại Zimbabwe, giá cả hàng hóa được tính theo số ngày họ phải đợi ở ngân hàng để rút tiền. Họ cần 1 ngày để mua xà phòng, thêm 1 ngày nữa cho muối và 4 ngày mới có thể mua bột ngô.

    "Đó là cách chúng tôi sống sót", Moyo, một nông dân, chia sẻ. Đối với cô, không chấp nhận đồng nghĩa với không thể tồn tại. Hàng triệu "tỷ phú" Zimbabwe khác cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.

    Đô la Zimbabwe trở thành món đồ lưu niệm

    Sử dụng các công cụ tìm kiếm hay các website thương mại trực tuyến, ai cũng có thể tìm và đặt mua những tờ tiền mệnh giá nghìn tỷ, triệu tỷ đôla Zimbabwe với giá chỉ vài chục USD. Thậm chí, những trang web chuyên mua bán nội tệ Zimbabwe xuất hiện không ít trên mạng Internet.

    Hiện tại, 97 loại mệnh giá đôla Zimbabwe cũ, mới khác nhau được rao bán. Mệnh giá của các đồng tiền này dao động từ 1 cent đến 100 triệu tỷ đôla Zimbabwe. Theo thống kê không chính thức từ một nhà buôn, 100 triệu tỷ là mệnh giá bán chạy nhất.

    Khách du lịch, khi đến thăm Zimbabwe, đa phần đều trở về với số lượng lớn những đồng nội tệ của nước này. Theo Jonas Mudimba, người chuyên mua bán đôla Zimbabwe, đa số khách hàng mua tiền làm quà tặng cho người thân, hoặc đem khoe với bạn bè.

    "Chúng tôi kiếm rất khá từ việc bán đôla Zimbabwe cho khách du lịch. Họ mua chúng vì nhiều mục đích. Thậm chí, có người còn coi đây là vật may mắn", Mudimba chia sẻ trên tờ Thestandard.

    Khách hàng có thể dễ dàng mặc cả giá bán của từng đơn vị tiền. Mudimba cho biết, tờ 100 triệu tỷ đôla Zimbabwe có thể được bán với bất cứ mức giá nào từ 5 cho đến 50 USD, tùy khả năng mặc cả của người mua.

    Bên cạnh mục đích làm kỷ niệm, một số người lại mua đôla Zimbabwe với số lượng lớn rồi về bán lại với giá cao ở nước nhà. "Tôi sẽ bán những tờ tiền này khi về nước. Ở Anh, nhu cầu đối với đôla Zimbabwe rất lớn", Peter Page, một khách du lịch người Anh, chia sẻ trên blog cá nhân.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-nhung-ty-phu-o-zimbabwe-khong-mua-noi-bat-pho-a98370.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.