+Aa-
    Zalo

    Vì sao phiên bản Việt của "Độ ta không độ nàng" gây tranh cãi gay gắt?

    • DSPL
    ĐS&PL “Độ ta không độ nàng” được chuyển lời tiếng Việt bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội trong thời gian gần đây nhưng lại gây nhiều tranh cãi về thông điệp của ca khúc.

    “Độ ta không độ nàng” được chuyển lời tiếng Việt bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội trong thời gian gần đây nhưng lại gây nhiều tranh cãi về thông điệp mà ca khúc truyền tải.

    “Độ ta không độ nàng” gây chú ý khi được phóng tác lời Việt.

    “Độ ta không độ nàng” vốn là một bài hát nhạc Hoa, phiên bản gốc được Tô Đàm Đàm và Giai Bằng thể hiện. Tuy nhiên, được biết người đầu tiên thể hiện ca khúc này cũng chính là tác giả có nghệ danh Cô Độc Thi Nhân. Bài hát được anh sáng tác dựa trên cảm hứng nhớ về thời thơ ấu làm đệ tử ở chùa Thiếu Lâm.

    Ngay sau khi ca khúc này được đưa vào làm nhạc phim của một bộ phim hoạt hình đã nhanh chóng “gây sốt” trên mạng xã hội Trung Quốc. Nội dung bộ phim hoạt hình ngắn này kể về chuyện một quận chúa xinh đẹp đem lòng yêu vị hòa thượng nhưng không được đáp lại.

    Cho đến một ngày, nhà sư nghe tin dữ rằng quận chúa tự tử vì không muốn gả làm thiếp cho một hoàng tử nhưng bị tên này cưỡng đoạt. Ngồi bên xác người con gái, nhà sư tự dằn vặt mình và hỏi Phật Tổ: “Người độ trăm vạn chúng sinh, nhưng vì sao độ ta, không độ nàng?” rồi đọa thành quỷ. Nhà sư giết chết vị hoàng tử kia rồi xuống âm phủ, đứng bên bờ hoa bỉ ngạn gặp lại vong linh của quận chúa lần cuối.

    Cần phải nhấn mạnh là bộ phim hoạt hình nói trên được cư dân mạng Trung Quốc "chế" ra chứ không bắt nguồn từ bất cứ câu chuyện nào, cũng không phải nguồn gốc sáng tác ca khúc "Độ ta không độ nàng".

    Tới tháng 4/2019, "Độ ta không độ nàng" đã được tác giả Tuyên Chính chuyển sang lời Việt và giọng ca trẻ Anh Duy cover với những lời ca lạ lẫm như: “Vạn dặm tương tư vì ai/ Tiếng mõ vang lên phũ phàng/ Chùa này không thấy bóng nàng/ Bồ đề chẳng muốn nở hoa”, “Dòng kinh còn lưu vạn chữ/ Bỉ ngạn phủ lên mấy thu”, “Một thuở hoa niên hợp tan”, “Phá nát cương thường biến họa”…

    Đến đầu tháng 6, ca khúc "Độ ta không độ nàng" phiên bản Việt chính thức gây sốt trên mạng xã hội với bản cover của nhiều youtuber đình đám. Sau đó cả ca sĩ Khánh Phương cũng thực hiện một MV cover "Độ ta không độ nàng" theo yêu cầu của người hâm mộ.

    Cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của ca khúc, "Độ ta không độ nàng" cũng gây ra không ít tranh cãi. Nhiều khán giả nhận định, những câu từ “vạn dặm tương tư”, “không thể quay đầu”, “mộng này tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa” đã phá vỡ hình tượng một người tu sĩ đi theo Phật pháp”... Lời bài hát khi chuyển sang tiếng Việt đã có phần phản ánh chiều hướng sai lệch về giáo lý nhà Phật.

    Theo VietNamNet, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ nhận định: "Tôi thấy bản Việt thêm thắt rất nhiều, như bản gốc từ "nhãn tình hoàn hồng" là mắt ửng đỏ lại phóng tác thành: "Mắt còn vương màu máu", rất cường điệu, hấp dẫn giới trẻ hơn. Câu "tha dĩ kinh bất tại" nghĩa là nàng ấy không còn nữa, được phóng tác thành: "Hồng nhan chẳng trông thấy đâu".

    Hay câu "thủ khởi mộc ngư" rất đơn giản là tay gõ mõ lại dịch thành: "Lại một tay ta gõ mõ, phá nát cương thường biến họa" nghe rất lâm ly. Cương thường là giáo lý Nho giáo chứ không liên quan gì Phật giáo cả. Bản gốc không nhắc gì tới tiếng mõ “rối loạn”, “phũ phàng”. Việc phóng tác làm đậm thêm tính thất tình, oán trách. Nhất là chi tiết “Phật trên cao không độ tới nàng” là hoàn toàn thêm vào".

    Thượng tọa Thích Nhật Từ. Ảnh: VietNamNet

    Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng chính những lời lẽ cường điệu như vậy khiến nhiều người trẻ bị thất tình trở nên đồng cảm, yêu thích ca khúc. Bên cạnh đó, giai điệu nghe da diết, chứa đầy chất ngôn tình, bi ai của "Độ ta không độ nàng" cũng khiến ca khúc được nhiều người nghe.

    Thượng tọa Thích Nhật Từ không tán đồng việc lan truyền phiên bản Việt "Độ ta không độ nàng" đã được phổ biến lời ca bạo lực, phạm pháp.

    “Trong khi, các tu sĩ đi tu là con đường giác ngộ chân lý, bỏ lại hết các giá trị hưởng thụ để phụng sự giúp đời. Vì vậy, tôi không tán đồng bài nguyên tác chữ Hán đến bài phóng tác “Độ ta không độ nàng” bởi nó tạo ra hình ảnh quá tiêu cực, sai lầm và ảm đạm của một tu sĩ hư cấu rơi vào cõi yêu đương”, vị thượng tọa nói.

    VietNamNet tiếp tục dẫn lời vị thượng tọa nhấn mạnh: “Tôi không tán đồng với anh Tuyên Chính đã phóng tác theo hướng lâm ly bi đát, quá tiêu cực mà trong nguyên tác không có, làm cho người nghe bị kích động. Chấp nhận bài ca này là chấp nhận bị dẫn dắt theo tiêu cực".

    Vị thượng tọa cho rằng phiên bản “Độ ta không độ nàng” do ca sĩ Phương Thanh trình bày cũng là sự phóng tác lời Việt nhưng ngữ nghĩa rất hay, lời lẽ cao quý và thiện chí của nữ ca sĩ đáng được tán dương.

    Ca khúc được ca sĩ Phương Thanh thể hiện có tên "Tự nàng hãy cứu độ nàng" dịch lời theo chánh pháp của sư thầy Thích Đồng Hoàng và biên soạn Hoàng Kim.

    Lời ca khúc "Tự nàng hãy cứu độ nàng" được ca sĩ Phương Thanh thể hiện.

    Chia sẻ về ca khúc “Tự nàng hãy cứu độ nàng”, ca sĩ Phương Thanh cho biết, chị đã phải chờ các thầy soạn lời, chỉnh sửa để vừa đúng với tinh thần Phật pháp, vừa phải đi theo “mạch” của bản gốc “Độ ta không độ nàng”.

    Ngay khi có lời lúc 11h đêm hôm trước, ngay trong đêm đó đã được biên soạn lại và ngày hôm sau làm nhạc, thu âm, chỉnh sửa master, sáng nay cho phát hành chính thức.

    Sau khi chia sẻ, nhiều fan của Phương Thanh đưa ra những phản hồi tích cực về bài hát: “Cám ơn cô Chanh đã đưa “em ấy” về với cõi niết bàn”; “Lời bài hát đã trở về đúng giá trị bản nguyên vốn có của cửa Phật từ bi”...

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-phien-ban-viet-cua-do-ta-khong-do-nang-gay-tranh-cai-gay-gat-a279682.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan