+Aa-
    Zalo

    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những sự kiện diễn ra gần đây liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông bộc lộ làn sóng phản đối Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới.

    (ĐSPL) - Theo báo Pháp Les Echos, những sự kiện diễn ra gần đây ở Việt Nam liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông phản ánh làn sóng phản đối Trung Quốc được cảm nhận thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
    Báo Les Echos viết: Thành công kinh tế vượt bực, chính sách ngoại giao hung hăng và thái độ không khoan nhượng của ban lãnh đạo ở Bắc Kinh khiến nhiều nước trên thế giới “ghét” Trung Quốc.
    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    Trung Quốc áp đặt “luật chơi” đối với hầu hết các thị trường nguyên, nhiên liệu, trừ thị trường khí đốt.

    Nhà báo Michel de Gandi của Les Echos cho rằng do quản lý kinh tế tốt, GDP của Trung Quốc đã tăng lên gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2013. Trung Quốc ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực: “làm mưa, làm gió” trên thị trường đất hiếm và áp đặt “luật chơi” đối với hầu hết các thị trường nguyên, nhiên liệu, trừ thị trường khí đốt.
    Vẫn theo nhà báo Michel de Gandi, Trung Quốc đang từ à “công xưởng của thế giới” đã trở thành một nhà đầu tư “nặng ký”, lần lượt mua vào những công ty tên tuổi như IBM của Mỹ. Từ đó tới nay, các tập đoàn Trung Quốc không ngừng tung vốn ra bên ngoài, đầu tư ở khắp năm châu. Ngành công nghiệp của Trung Quốc bắt đầu di dời cơ sở sản xuất sang các quốc gia có nhân công rẻ  như Campuchiat, Bangladesh, Lào … Tại châu Phi, ngày càng có nhiều các tập đoàn Trung Quốc với những lớp công nhân đến định cư tại châu lục này. Sự chung sống đó liên tục tạo nên một sự hiềm khích giữa người dân địa phương với người Trung Quốc.
    Về phương diện ngoại giao quân sự, Bắc Kinh cũng đã chọn thời điểm này để lấn lướt. Rõ rệt nhất là thái độ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Tác giả bài báo kết luận: Lý do chính khiến nhiều nước ghét Trung Quốc là do thái độ ngạo mạn, không khoan nhượng trong tất cả các lĩnh vực của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-the-gioi-phan-doi-trung-quoc-a33139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan