Vì sao tỷ phú thế giới rút tiền mặt về cất giữ?


Thứ 5, 11/08/2016 | 13:22


Cùng sự kiện

Các tỷ phú đang rút tiền mặt về cất giữ bất kỳ khi nào có thể. Những bất ổn về kinh tế, và những đỉnh cao lịch sử mới được thiết lập trong các thương vụ...

“Các tỷ phú đang rút tiền mặt về cất giữ bất kỳ khi nào có thể. Những bất ổn về kinh tế, và những đỉnh cao lịch sử mới được thiết lập trong các thương vụ đã dẫn tới những danh mục với tỷ trọng tiền mặt lớn”, báo cáo của Wealth-X có đoạn viết.

VnEconomy dẫn nguồn tin cho biết, các tỷ phú thế giới đang nắm giữ hơn 1,7 nghìn tỷ USD tiền mặt - hãng tin CNBC dẫn báo cáo mang tên Billionaire Census (tạm dịch: “Điều tra dân số tỷ phú”) của công ty nghiên cứu Wealth-X cho biết.

Đây là mức nắm giữ tiền mặt cao nhất của giới tỷ phú kể từ khi Wealth-X bắt đầu thực hiện số liệu này vào năm 2010.

Các nhà phân tích của Wealth-X cho rằng việc các tỷ phú tăng nắm giữ tiền mặt là do lo ngại về những rủi ro gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu và chính trị thế giới. Bên cạnh đó, các tỷ phú cũng đã hưởng lợi từ các sự kiện thanh khoản (liquidity event) từ các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp.

Số tiền mặt hơn 1,7 nghìn tỷ USD mà các tỷ phú đang nắm giữ hiện nay tương đương tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil.

“Các tỷ phú đang rút tiền mặt về cất giữ bất kỳ khi nào có thể. Những bất ổn về kinh tế, và những đỉnh cao lịch sử mới được thiết lập trong các thương vụ đã dẫn tới những danh mục với tỷ trọng tiền mặt lớn”, báo cáo của Wealth-X có đoạn viết.

Những gì mà nghiên cứu của Wealth-X phát hiện phù hợp với các báo cáo khác được công bố trong thời gian gần đây.

Một báo cáo do ngân hàng Thụy Sỹ UBS công bố vào tháng trước cho thấy người giàu ở Mỹ đang giữ khoảng 20\% danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt, bằng với mức trung bình trước cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư Mỹ muốn giảm sự hiện diện trên thị trường tài chính do bất ổn trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm nay, theo UBS.

Các tỷ phú đang rút tiền mặt về cất giữ bất kỳ khi nào có thể. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, báo cáo của Wealth-X cũng cho rằng giới tỷ phú có thể đang chờ giá cổ phiếu và các tài sản khác xuống thấp để nhảy vào gom mua. “Một khi định giá cổ phiếu trở về mức hấp dẫn, chúng tôi cho rằng thanh khoản sẽ lại chảy vào thị trường”, báo cáo viết.

Theo báo báo, trong năm 2015, tổng tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng 5,4\%, đạt 7,7 nghìn tỷ USD, cao hơn GDP của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trừ Mỹ và Trung Quốc.

Châu Âu là khu vực có nhiều tỷ phú nhất, với 806 người, nhưng châu Á mới là khu vực có tốc độ tăng số tỷ phú nhanh nhất. Trong năm 2015, số tỷ phú của châu Á tăng 15\%, đạt 645 người. Bắc Mỹ có 628 tỷ phú, tăng 3\%.

Tuy nhiên, nguồn gốc tài sản đang có sự thay đổi. Lĩnh vực tài chính - bao gồm các quỹ đầu cơ - ngân hàng và đầu tư vẫn là ngành sản sinh nhiều tỷ phú nhất, chiếm 15\% tổng số tỷ phú trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm 4 điểm phần trăm so với năm 2014. Tài sản của các tỷ phú trong ngành tài chính cũng giảm 6,6\%, còn 1,2 nghìn tỷ USD.

Các tỷ phú “phất” lên nhờ các tập đoàn công nghiệp chiếm 12,8\% dân số tỷ phú của thế giới, tỷ trọng cao thứ nhì sau lĩnh vực tài chính. Con số này đã tăng từ mức 12,1\% trong năm 2014.

Ngoài ra, số tỷ phú làm giàu từ các lĩnh vực bảo hiểm, bán lẻ, dịch vụ và công nghệ thông tin cũng tăng lên.

Theo Wealth-X, có hơn một nửa số tỷ phú của thế giới là những tỷ phú hoàn toàn tự mình làm nên tài sản. Những tỷ phú thừa kế hoàn toàn tài sản chỉ chiếm 13\%.

Còn lại là những tỷ phú thừa kế gia sản và phát triển gia sản đó ngày càng lớn hơn. Hơn 31\% tỷ phú của thế giới là những người làm ra một phần tài sản, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2014, báo cáo cho biết.

“Những người thừa kế không hề dựa dẫm vào tài sản mà họ được thừa hưởng. Họ cố gắng sử dụng tài sản đó để theo đuổi các mục đích kinh doanh của riêng mình và khiến gia sản càng lớn thêm”, báo cáo viết.

30\% tỷ phú không có bằng đại học

cũng theo kết quả điều tra của Wealth-X, toàn thế giới hiện có 2.473 tỷ phú, số tỷ phú là nữ có 294 người, chiếm 11,9\% tổng số tỷ phú toàn cầu, còn số tỷ phú là nam là 2.179 người, chiếm 88,1\% . Các tỷ phú nữ nắm 876 tỷ USD, còn các tỷ phú nam nắm 6.807 tỷ USD.

Về bằng cấp, thống kê cho thấy 70,1\% số tỷ phú trên thế giới có trình độ cử nhân trở nên. Điều này đồng nghĩa với việc có đến gần 30\% tỷ phú không có bằng đại học, hay bằng cấp không phải là điều kiện bắt buộc để có thể trở thành tỷ phú.

Số tỷ phú có bằng thạc sỹ là 22\%, còn số tỷ phú có bằng tiến sỹ là 9,5\%.

Số phận tạo nêncon người. Báo cáo cho thấy 1.372 người trở thành tỷ phú do tự thân làm giàu, chiếm 56\% tổng số tỷ phú, 323 người trở thành tỷ phú nhờ thừa kế, chiếm 13\%, số còn lại là vừa được thừa kế vừa do tự thân làm giàu.

Xét về tình trạng hôn nhân, 3,4\% số tỷ phú đang độc thân, 7,2\% tỷ phú đã ly hôn, 85,1\% tỷ phú đang có gia đình và 4,4\% tỷ phú có vợ/chồng đã qua đời.

Trong năm 2015 thế giới có 148 tỷ phú mới, trong đó 140 người là nam giới.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin


Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ty-phu-the-gioi-rut-tien-mat-ve-cat-giu-a143398.html