+Aa-
    Zalo

    Vi sao Ukraine trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện nay?

    • DSPL
    ĐS&PL Việc Nga triển khai hơn 100.000 binh sĩ dọc biên giới với Ukraine đã dẫn đến sự bất đồng lớn nhất giữa Moscow và phương Tây trong nhiều năm.

    Thời gian qua, thế giới đang dõi theo diễn biến căng thẳng tại Ukraine khi Nga triển khai hơn 100.000 binh sĩ dọc biên giới nước này. Theo đó, Điện Kremlin đã và đang tìm kiếm một sự đảm bảo chính thức rằng NATO sẽ không bao giờ kết nạp Ukraine cùng các quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào liên minh và khôi phục việc thu gọn lực lượng về nguyên trạng vào năm 1997. Diễn biến đang trở nên nghiêm trọng hơn ở miền Đông Ukraine, nơi các khu vực ly khai do đang huy động lực lượng.

    Ukraine quan trọng với Nga?

    Ukraine vốn là một phần của Liên bang Xô viết trước khi sụp đổ vào cuối Chiến tranh Lạnh năm 1991. Sự tan rã của Liên bang Xô Viết đã để lại cho nước Nga một dân số, lãnh thổ và nền kinh tế bị suy kiệt nghiêm trọng, đồng thời làm giảm vị thế siêu cường của Nga.

    Về mặt địa lý, Ukraine nằm ở Đông Âu và sườn phía Đông giáp với Nga. Về phía tây, nó giáp với Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova, và ở phía Bắc giáp với Belarus. Biển Đen chạy dọc theo bờ biển phía nam của Ukraine.

    xe tang ukraine
    Xe tăng Ukraine ở thành phố Kharkiv, miền Đông đất nước. Ảnh: EPA 

    Kể từ khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã giành được độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Khi ấy, Mỹ rất mong muốn thấy Ukraine phát triển mạnh mẽ như một nền dân chủ khi đối mặt với điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả là "nguy cơ tấn công của Nga". 

    Hiện Ukraine không phải là một phần của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng là một "quốc gia đối tác" với liên minh quân sự và các thỏa thuận được thực hiện đồng nghĩa với việc Kyiv có thể trở thành thành viên NATO trong tương lai. Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng, Ukraine có khả năng trở thành thành viên NATO trong tương lai gần, dù nhấn mạnh quyết định cuối cùng vẫn thuộc về liên minh.

    Mong muốn của Tổng thống Putin

    Theo Wall Street Journal, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rõ về mong muốn khẳng định lại ảnh hưởng của Nga đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Ukraine. Năm 2014, ông đã thực hiện một bước đi lớn - sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Tuy nhiên, những kế hoạch trong tương lai của ông chủ Điện Kremlin hiện vẫn chưa thể đoán trước được. 

    Cho đến nay, ông Putin vẫn khiến các nhà lãnh đạo phương Tây phải "đoán già đoán non" về khả năng ông tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine, hay liệu ông có sẵn sàng nhượng bộ và rút lại một vài điều khoản từ danh sách mở rộng các yêu cầu mà ông đã đưa ra hay không. Những yêu cầu này bao gồm việc NATO phải cam kết sẽ không bao giờ để Ukraine gia nhập liên minh.

    nga tap tran hat nhan
    Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thị sát một cuộc tập trận chiến lược của Nga hôm 19/2 (giờ địa phương). Ảnh: Reuters 

    Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh đã bác bỏ yêu cầu của Moscow tại một loạt cuộc họp với các quan chức Nga vào giữa tháng 1, cho rằng các quốc gia được tự do gia nhập bất kỳ liên minh nào mà họ chọn.

    Hôm 26/1, Mỹ đã gửi các đề xuất chưa được công bố cho Bộ Ngoại giao Nga, theo các quan chức Mỹ, bao gồm các ràng buộc về các cuộc diễn tập quân sự mà Moscow cho là khiêu khích. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cho biết "những lo ngại cơ bản" của ông - về việc NATO rút bớt quân và cấm Ukraine gia nhập liên minh - đã bị bỏ qua.

    Vào ngày 7/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp và trao đổi với người đồng cấp Vladimir Putin trong hơn 5 giờ tại Điện Kremlin. Ông Macron cho biết nhà lãnh đạo Nga cần đảm bảo rằng ông sẵn sàng tìm kiếm cách để xoa dịu cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga tấn công Ukraine?

    Tổng thống Mỹ Biden nói rằng nếu tất cả binh lính ở biên giới của Nga tiến vào Ukraine, đó sẽ là cuộc tấn công lớn nhất kể từ Thế chiến II. Theo Lầu Năm Góc, Nga đã tích lũy đủ sức mạnh chiến đấu để giành quyền kiểm soát thành phố và phần lớn vùng lãnh thổ ở Ukraine.

    Mỹ cảnh báo nếu Nga thật sự tấn công Ukraine, họ sẽ sẵn sàng áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Moscow, bao gồm các đón đánh vào các ngân hàng lớn, công ty nhà nước và hàng hóa nhập khẩu chủ chốt, mặc dù các mục tiêu hiện vẫn chưa được xác nhận. Ông Biden cũng nói thêm rằng Mỹ và NATO sẽ xem xét tăng cường hơn nữa sự hiện diện của họ ở Đông Âu.

    Các chuyên gia nhận xét bất chấp những nỗ lực các biện pháp trừng phạt có thể mạnh tay hơn so với những gì được đưa ra vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea khiến đất nước này phải gánh chịu nỗi đau kinh tế rộng lớn.

    Minh Hạnh (Theo Wall Street Journal)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ukraine-tro-thanh-trung-tam-cua-cuoc-khung-hoang-hien-nay-a528984.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan