Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Thương lái Trung Quốc đang làm gì tại Việt Nam

    ĐS&PL (ĐSPL) - Thu mua những thứ dị biệt, ép giá nông sản

    (ĐSPL) - Thu mua những thứ dị biệt, ép giá nông sản

    Thương nhân Trung Quốc 'núp bóng' mua thanh long


    Thông tin trên báo Thanh niên, từ đầu năm đến nay, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận (thành lập cuối năm 2015, do ông Ngô Minh Hùng làm trưởng đoàn - PV) đã lập biên bản và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 17 trường hợp người nước ngoài (người Trung Quốc) về hành vi nhập cảnh hành nghề hoặc có hành động khác tại địa phương nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, với số tiền 410 triệu đồng. Xử phạt 50 triệu đồng đối với hai người Trung Quốc khác có hành vi kinh doanh thanh long trái phép, đồng thời tịch thu 12 tấn thanh long do hai người này đã thu mua bất hợp pháp.

    Sau khi có quyết định xử phạt hành chính, Công an tỉnh Bình Thuận còn áp dụng hình thức rút ngắn thời gian lưu trú tại VN đối với nhiều người nước ngoài đến địa bàn kinh doanh trái phép. Đồng thời kiến nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cấm nhập cảnh có thời hạn đối với các trường hợp đã bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm.

    Theo ông Ngô Minh Hùng, muốn khẳng định chính xác và lập biên bản xử lý tình trạng vi phạm trong kinh doanh thanh long, đoàn kiểm tra liên ngành phải giao cho công an đi trinh sát trước. “Chứ không khi đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận đến vựa thanh long kiểm tra. Ngay lập tức những người Trung Quốc nhanh chóng bước ra khỏi vựa thanh long, giả vờ đứng xem hoặc ngồi ngoài uống nước. Đoàn kiểm tra không có chứng cứ, nên không thể khẳng định cơ sở thanh long đó có sự hiện diện của thương nhân nước bạn, còn chủ cơ sở của ta cứ chối leo lẻo”, ông Hùng nói.

    Cũng theo ông Hùng, từ tháng 5/2016 đến nay có 28 DN trong tỉnh có sự hiện diện của thương nhân Trung Quốc lưu trú, với số lượng cụ thể là 28 người. Họ cư trú đều với mục đích để thu mua thanh long (cơ quan chức năng của Bình Thuận có danh sách từng người). Để kiểm tra, xử lý việc kinh doanh không đúng pháp luật, núp bóng, ông Hùng đề nghị phải thành lập các đội kiểm tra liên ngành ngay từ huyện, mới kiểm soát chặt được tình trạng trên.

    Thương lái Trung Quốc lại mua đỉa với giá cao


    Nhận được phản ánh của bạn đọc về hiện tượng thu gom đỉa của thương lái Trung Quốc, PV báo điện tử VTC News đã lặn lội ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) và phát hiện những chiêu dụ dỗ người dân hết sức nguy hiểm. Thực tế ở xã Yên Nhân – nơi được cho là có nhiều người dân đang đua nhau đi bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá gần nửa triệu đồng/kg.

    Qua tiếp xúc với nhiều người dân, được biết, trước đây cũng có nhiều người trên địa bàn thu mua đỉa bán cho các thương lái với giá 350.000 – 400.000 đồng/kg, nhưng nay tái diễn hiện tượng này.

    Giá hiện tại mỗi kg đỉa mà thương lái đang mua dao động 350.000 – 400.000 đồng/kg, có lúc lên tới gần 500.000 đồng/kg – một số tiền rất lớn so với thu nhập của người dân nơi đây.
    Skip in 1...Ad finishes in 10 seconds

    Theo chị H là đầu mối thu mua đỉa tại xã Yên Nhân, chị này thu mua rồi bán cho người đàn ông tên là D. với giá 350.000 đồng/kg”.

    Chị H. nói thêm: “Hôm qua, chị vừa bán cho ông D. hơn 4 kg. Ở làng chị và cả các xã lân cận chuyên đi gom đỉa bán lại cho ông D.”.

    Cũng theo chị H., cách đây khoảng 2 năm, người dân đi bắt đỉa bán cho thương lái cũng tò mò lắm, đôi khi có người hỏi người đàn ông tên D. mua làm, ông D. chỉ cười và nói ngắn gọn: “Mua để bán sang cho Trung Quốc đấy”.

    Người dân nơi đây thì không biết thực hư thế nào. Cứ thấy có lợi là đi bắt đỉa về bán ngay. Thu nhập từ bắt đỉa rất cao so với việc hiện tại của họ là trèo đồi đốn củi về bán. Vì thế, dù ban đầu có tò mò nhưng sau đấy, họ cũng chả quan tâm xem người ta mua để làm gì, người người, nhà nhà kéo nhau ra ruộng, ra suối bắt đỉa về bán cho ông D.

    Theo ông Lang Đức Thọ (Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân): “Ba năm trước, ở địa phương chúng tôi, hiện tượng người dân đi bắt và bán đỉa. Đối tượng đi bắt đỉa chủ yếu là trẻ em và người già. Nghe đâu, người ta mua khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg đỉa các loại. Bẵng đi một thời gian dài, thời gian gần đây, trên địa bàn xã lại có thương lái tới tìm mua với giá khá cao, nên họ lại tiếp tục đi bắt về bán”.

    Chủ tịch xã Yên Nhân hứa với PV: “Tôi cũng có nghe phản ánh của một số người dân về vấn đề này. Chúng tôi sẽ gửi thông báo tới các thôn bản, khuyến cáo bà con không đi bắt đỉa bán khi chưa biết mục đích của đối tượng mua để làm gì.

    Thương lái Trung Quốc tràn ngập chợ vải thiều, ép giá nông dân


    Mùa vải năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ vải chính với phần lớn sản lượng. Dọc hai bên đường qua thị trấn Chũ, chủ yếu là các điểm thu mua của các thương lái đến từ Vân Nam, Trung Quốc. Tại đây thu hút rất đông người dân chở vải bằng xe máy đến để bán. Người dân phải chờ đợi xếp hàng rất lâu giữa cái nắng gay gắt của mùa hè sau đó thương lái sẽ kiểm tra chất lượng vải kỹ lưỡng từng lượt rồi mới được các thương lái đồng ý mua.

    Vất vả là vậy nhưng đến khi vải được đưa lên bàn cân thì mỗi tạ vải của người nông dân lại bị trừ hao số lượng đáng kể. Giá vải bán cho các thương lái từ 12.000 đến 25.000 đồng/kg tùy theo chất lượng

    Nông dân Nguyễn Xuân Tiến (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) sau khi bán xong tạ vải ngán ngẩm cho biết: "Chúng tôi cảm thấy như bị móc túi vì các thương lái Trung Quốc ép giá từ lúc trả giá đến khi đưa lên bàn cân họ còn lùi mỗi tạ vải của chúng tôi đến chục kg, mặc dù chất lượng vải thì không chê vào đâu được".

    Trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, nhiều thương lái Trung Quốc lại cho rằng việc làm ăn của họ bị lỗ bởi nhiều chi phí phát sinh liên quan nên việc trừ hao như vậy là đều có lí do. "Chúng tôi làm như vậy là bởi vì trừ hao về việc cuống vải cùng lá chiếm trọng lượng khá lớn, hơn nữa chúng tôi đang bị lỗ vì nhiều chi phí liên quan quá cao, mỗi xe hàng của chúng tôi mất từ 300- 400 triệu tiền Việt cho các công việc liên quan từ việc thuê nhân công, đóng thùng, mua đá ướp lạnh ... " - một thương lái họ Đổng đến từ Tây An, Trung Quốc cho hay.

    Còn anh Nguyễn Văn Tuân (thôn Tân Tiến, xã Chủ Hữu, huyện Lục Ngạn) thì cho rằng việc bị ép giá như vậy chả nơi nào giống như ở đây: "Tôi thấy vải ở Thanh Hà, Hải Dương có như thế bao giờ đâu, ở đây cứ 2 tạ là lùi đến 20kg vải, làm như thế này thì chúng tôi quá thiệt!"

    Vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang khác hơn rất nhiều so với vải Thanh Hà (Hải Dương) vì vậy được rất đông các thương lái Trung Quốc đến đây thu mua. Một thương lái họ Đường đã nhiều năm làm ăn tai đây cho biết: " vải ở Lục Ngạn có vị ngon, ngọt hơn hẳn cả vải ở Trung Quốc, so với chất lượng vải mọi năm, năm nay vẫn luôn như vậy.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-lai-trung-quoc-dang-lam-gi-tai-viet-nam-a139240.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan