+Aa-
    Zalo

    Việc chuyển pháo phản lực HIMARS tới Ukraine khiến các thượng nghị Mỹ bất đồng

    ĐS&PL Việc Nhà Trắng ngần ngại cung cấp Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) cho hệ thống pháo phản lực HIMARS tại Ukraine được cho là đang khiến căng thẳng leo thang.

    The Daily Beast đưa tin, trong khi một số thượng nghị sĩ Mỹ muốn cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine thì những người khác muốn xem xét các kế hoạch quân sự của Kiev trước, cũng như bày tỏ mối lo ngại rằng kho vũ khí của Lầu Năm Góc đang cạn kiệt.

    my cung cap them ten lua himars cho ukraina dspl
    Mỹ cung cấp thêm tên lửa hạng nặng M142 cho Ukraine. Ảnh chụp màn hình.

    Cho tới nay, Lầu Năm Góc đã cung cấp cho Ukraine 16 hệ thống pháo phản lực HIMARS cùng với Hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) với tầm bắn là 70 km. Kiev đang yêu cầu Washington cung cấp Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) với tầm bắn lên tới gần 300 km, có thể vươn tới lãnh thổ Nga.

    Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Florida Marco Rubio lo ngại Mỹ không có nhiều hệ thống ATACMS. Bên cạnh đó, hệ thống cần nhiều thời gian để sản xuất.

    Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Nevada cho rằng bản thân muốn thấy những kế hoạch chiến lược của Ukraine trước khi cân nhắc đến yêu cầu cung cấp đạn tầm xa.

    Còn một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng Tổng thống Biden ngần ngại cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine là vì lo sợ.

    "Họ nghĩ đây là hành động leo thang nhưng tôi phản đối quan điểm đó", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Ohio Rob Portman bình luận. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Iowa Joni Ernst cũng đòng quan điểm khi cho rằng chính quyền Tổng thống Biden lo lắng quá nhiều về việc leo thang căng thẳng.

    Kể từ khi xung đột bắt đầu, Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và các nước phương Tây cung cấp hệ thống pháo phản lực HIMARS. Sau nhiều tuần cân nhắc, Mỹ cuối cùng đã chuyển lô vận chuyển HIMARS đầu tiên cho Kiev vào cuối tháng 6.

    Sau đó, Mỹ đã gửi thêm 8 hệ thống HIMARS cho Ukraine và cam kết sẽ vận chuyển 4 hệ thống nữa. Những hệ thống này được cho là có tác động đáng kể đến cục diện chiến trường khi Ukraine sử dụng đạn tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh để tấn công 12 kho vũ khí của Nga từ cuối tháng 6. Phía Nga cũng đã "thừa nhận về sức mạnh và độ chính xác của hệ thống vũ khí này".

    HIMARS hiện là trung tâm trong tuyến phòng thủ của Ukraine, đặc biệt khi kho đạn dược thời Liên Xô đang cạn kiệt.

    HIMARS là hệ thống phóng tên lửa lửa gắn trên xe tải do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1990 và được quân đội Mỹ triển khai vào giữa năm 2000.

    Bệ phóng của HIMARS gồm 6 ống ống pháo bắn đạn tầm trung, dẫn đường bằng định vị GPS. Đạn tiêu chuẩn của HIMARS có tầm xa khoảng 90 – 92km. Tuy nhiên HIMARS cũng có thể bắn tên lửa đất đối đất ATACMS với tầm bắn lên tới 300km.

    HIMARS được điều khiển bởi nhóm 3 pháo thủ và mất 5 phút để nạp đạn cho các ống pháo. Sau khi tấn công mục tiêu bằng một loạt đạn đầu, HIMARS có thể nhanh chóng di chuyển với vận tốc đối đa 85km/giờ để nạp lại đạn và tránh né hỏa lực đáp trả của đối phương. Hệ thống nặng hơn 16 tấn này nổi tiếng với khả năng “bắn và chạy”.

    Hệ thống HIMARS từng được triển khai ở Afghanistan. Mỹ dùng vũ khí này để tấn công các sào huyệt của phiến quân Taliban. Quân đội Mỹ đánh giá hệ thống HIMARS hoạt động rất hiệu quả trong cuộc chiến ở Afghanistan.

    Mộc Miên (Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viec-chuyen-phao-phan-luc-himars-toi-ukraine-khien-cac-thuong-nghi-my-bat-dong-a547482.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan