+Aa-
    Zalo

    Viễn cảnh lạm phát năm 2023: Các chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ nhất

    • DSPL
    ĐS&PL Nhiều nơi trên thế giới, người dân đang hứng chịu lạm phát ở mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ khi giá cả tăng cao đối với tất cả mọi thứ từ thực phẩm tới nhiệt điện, vận chuyển và nhà ở.

    Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, dù đỉnh điểm lạm phát đã được trông thấy nhưng những tác động tiêu cực nhất từ vấn đề này hiện vẫn còn chưa đến. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát và cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.

    Thời kỳ lạm phát được duy trì ở mức độ vừa phải và lãi suất vay chấp đã kết thúc ngay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, khiến các chính phủ và ngân hàng trung ương phải tạm thời đóng cửa, hạn chế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời phải chi hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ họ trong thời gian khó khăn này.

    Các gói chi tiêu trong thời gian đại dịch COVID-19 đã giúp đỡ các công nhân, hỗ trợ doanh nghiệp không bị phá sản và giữ cho giá nhà ở ổn định. Tuy nhiên, việc đóng cửa phòng dịch lại gây gián đoạn chuỗi cung ứng ở mức độ chưa từng có trước đây.

    lam phat the gioi
    Lạm phát đã kéo theo giá thực phẩm tăng cao. Ảnh: Reuters 

    Đến năm 2021, khi các nước bắt đầu mở cửa trở lại và nền kinh tế tăng trưởng ở mức độ nhanh nhất thời hậu suy thoái trong 80, toàn bộ số tiền kích thích thời COVID-19 đã áp đảo hệ thống thương mại thế giới.

    Các nhà máy không thể tăng tốc đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường sau thời gian dài ngừng hoạt động. Các quy tắc phòng dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhân công ở các lĩnh vực như bán lẻ, vận tải và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, sự trở lại khiến giá năng lượng tăng cao.

    Đặc biệt, việc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 và việc các nước phương Tây áp đặt những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với nhà xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới càng khiến giá năng lượng tăng chóng mặt.

    Vì sao vấn đề lạm phát quan trọng?

    Lạm phát còn được ví là "thuế với người nghèo" do nhóm người thu nhập thấp là những người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ vấn đề này. Theo đó, lạm phát tăng lên 2 chữ số đang làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng thế giới. 

    Trong khi những người giàu hơn có những khoản tiết kiệm của họ trong thời gian đóng cửa phỏng dịch, những người nghèo phải vật lộn kiếm sống qua ngày và số người phải dựa vào các ngân hàng thực phẩm ngày càng tăng.

    Khi mùa đông bắt đầu ở Bắc bán cầu, hóa đơn sinh hoạt của người dân càng tăng cao do nhu cầu sử dụng nhiên liệu sưởi ấm. Người lao động ở các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe tới hàng không đã đình công đòi tăng lương sao cho phù hợp với mức độ lạm phát hiện nay. Trong nhiều trường hợp, người lao động đã phải chấp nhận những mức lương thấp hơn họ mong đợi.

    Mối quan ngại về lạm phát đang chi phối chính trường các nước phát triển. Một số nơi thậm chí còn cân nhắc việc tạm ngừng các ưu tiên khác như chống biến đổi khí hậu để giải quyết vấn đề kinh tế trước.

    lam phat the gioi 1
    Ngay cả những nước giàu như Pháp cũng không tránh được "vòng xoáy" lạm phát. Ảnh: Reuters 

    Dù giá xăng giảm đã giúp giảm bớt gánh nặng đối với nền kinh tế nhưng lạm phát vẫn là vấn đề trọng tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã mở rộng ngân sách của họ, dành hàng nghìn tỷ Euro cho các chương trình hỗ trợ. 

    Dù vậy, tình hình nền kinh tế toàn cầu vẫn vô cùng phức tạp. Giá nhu yếu phẩm cơ bản tăng cao đã làm trầm trọng hơn sự nghèo khó và khó khăn ở các nước từ Haiti đến Sudan, Lebanon đến Sri Lanka.

    Chương trình Lương thực Thế giới ước tính khoảng 70 triệu người trên toàn cầu bị đẩy tới nạn đói kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Họ gọi tình hình hiện này là cơn "sóng thần của nạn đói".

    Tác động tới năm 2023

    Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu tăng lãi suất mạnh để giảm bớt nhu cầu và kiềm chế lạm phát. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính đến cuối năm 2023, lạm phát sẽ giảm xuống còn khoảng 4,7% - bằng một nửa so với mức độ hiện tại. 

    Mục đích của các ngân hàng trung ương là hạ nhiệt lạm phát một cách nhẹ nhàng, không khiến thị trường nhà ở sụp đổ, doanh nghiệp phá sản hoặc làm tăng tỉ lệ thất nghiệp. Dù vậy, trong quá khứ, những kịch bản lý tưởng được chứng minh là khó thành hiện thực. 

    Từ Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đến Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde, tất cả đều nhận định việc tăng lãi suất có thể kéo theo "tác dụng phụ". Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực khác từ bên ngoài, như xung đột Ukraine và sự cạnh tranh giữa phương Tây - Trung Quốc, đang dần bộ lộ những điểm tiêu cực. 

    Trong báo cáo hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế từng nhận định: "Nhìn chung, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và với nhiều người, năm 2023 có thể là một cuộc suy thoái".

    Minh Hạnh(Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vien-canh-lam-phat-nam-2023-cac-chuyen-gia-canh-bao-dieu-toi-te-nhat-a560388.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan