+Aa-
    Zalo

    Việt Nam lập kỳ tích xuất khẩu, nhảy vọt 72 bậc vào top 20 toàn cầu, nước ngoài cũng phải học tập

    (ĐS&PL) - Từ vị trí 90 trên bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam đã có bước nhảy vọt 72 bậc để lọt top 20 quốc gia xuất khẩu. Ấn phẩm của Viện nghiên cứu chính sách Bangladesh còn khẳng định mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là những bài học chính sách quý báu dành cho Bangladesh.

    Lập kỳ tích xuất khẩu ngoạn mục

    Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nền tảng nghiên cứu đầu tư Macrotrends, năm 1988, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1 tỷ USD, xếp thứ 6/10 trong khối ASEAN và đứng thứ 90/126 trên thế giới.

    33 năm sau (tức năm 2021), theo số liệu thống kê của OEC, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên 341,58 tỷ USD, xếp thứ 18 trên thế giới.

    Như vậy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ vị trí thứ 90 lên thứ 18, nhảy 72 bậc trong bảng xếp hạng giá trị xuất khẩu trên thế giới giai đoạn 1988 - 2021.

    Đồng thời, Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu đang phải hứng chịu những tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19.

    viet nam lap ky tich xuat khau nhay vot 72 bac vao top 20 toan cau nuoc ngoai cung phai hoc tap1
    Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, thặng dư thương mại của Việt Nam từ năm 1995 - 2021. Việt Nam trong top 30 nước xuất nhập khẩu lớn toàn cầu. Ảnh: WTO

    Trong khi đó, Insider Monkey xếp Việt Nam ở vị trí thứ 7 trong top 20 quốc gia xuất khẩu trên thế giới do tờ này bình chọn, dựa theo kết quả của năm 2021.

    Theo Insider Monkey, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam là 93,29%. Việt Nam là nền kinh tế đứng thứ 39 trên thế giới về GDP và thứ 18 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Bước sang năm 2022, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 371,85 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6, trên Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 cao hơn cả Thái Lan (287,07 tỷ USD) và Philippines (78,84 tỷ USD) cộng lại, theo Nhịp sống thị trường.

    Qua đó thấy được, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

    Trước đây, Việt Nam có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 500 triệu USD trở lên (gồm gạo, giày dép, dệt may, dầu thô, cà-phê, hàng điện tử, hàng thủy sản); đến nay, Việt Nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%.

    Trong nhiều năm qua, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng công nghệ.

    Hình mẫu lý tưởng

    Tờ Nhịp sống thị trường đưa tin, ấn phẩm Policy Insights của Viện nghiên cứu chính sách Bangladesh đã dành nhiều lời khen ngợi cho thành tích xuất khẩu tuyệt vời của Việt Nam.

    Theo tờ này, Việt Nam đã mang tới rất nhiều bài học bổ ích cho Bangladesh - quốc gia vốn được xem là "kỳ phùng địch thủ" của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.

    Kể từ những ngày đầu thực hiện chính sách Đổi Mới giai đoạn 1986-1990, Việt Nam đã kiên định thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, giữ quan điểm không lưỡng lự, không có "nếu", có "nhưng".

    Một khi chiến lược đã được định hình, chính phủ Việt Nam sẽ điều chỉnh các chính sách, thể chế phù hợp để theo đuổi mục tiêu một cách dần dần.

    Việt Nam nhận thấy rằng việc theo đuổi thành công chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu chỉ có thể cùng tồn tại với một chính sách thương mại mà trong đó các hạn chế được nới lỏng.

    Do vậy, hầu hết các hạn chế xuất khẩu đã được Việt Nam dỡ bỏ, thuế nhập khẩu được cắt giảm đáng kể khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) vào năm 2007 và sau đó tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

    viet nam lap ky tich xuat khau nhay vot 72 bac vao top 20 toan cau nuoc ngoai cung phai hoc tap
    Việt Nam lập kỳ tích xuất khẩu, nhảy vọt 72 bậc vào top 20 toàn cầu, nước ngoài cũng phải học tập.

    Cũng theo Policy Insights, Việt Nam đã áp dụng chính sách đối ngoại cởi mở, hoan nghênh đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (gồm nông nghiệp, sản xuất, xây dựng và dịch vụ).

    Sau tất cả những bước đi trên, Việt Nam tiếp tục từng bước hội nhập nhanh vào tiến trình sản xuất kinh tế thế giới bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

    Việt Nam tham gia GVC vào cuối những năm 2000 nhưng đã có chiến lược vẹn toàn, nhắm vào thị trường điện tử tiềm năng (ước tính đạt giá trị xuất khẩu toàn cầu 2,5 nghìn tỷ USD năm 2019). Nhờ vậy giờ đây, Việt Nam đang là nhà sản xuất và xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới.

    Cùng với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc Việt Nam tích cực theo đuổi các FTA là một yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế.

    Việt Nam hiểu rằng chiến lược phát triển xuất khẩu không thể thành công hoàn toàn nếu không mở cửa nhiều hơn và có cách tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường xuất khẩu hàng đầu thế giới.

    Việc loại bỏ hầu hết các rào cản thương mại đối với thị trường sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, khuyến khích mạnh mẽ các công ty đa quốc gia đầu tư và thiết lập trung tâm sản xuất tại Việt Nam.

    Trong khi đó, FTA giúp đảm bảo rằng Việt Nam có thể trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thị trường mà không mất chi phí giao dịch cao.

    Kinh nghiệm của Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động xuất khẩu bằng cách giữ tỷ giá hối đoái linh hoạt, tránh tăng giá mạnh trong điều kiện thực tế. Về tổng thể, Policy Insights đánh giá, Việt Nam đã thành công trong việc giữ tỷ giá hối đoái ở mức hỗ trợ cạnh tranh xuất khẩu.

    Một điều quan trọng nữa là Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của hậu cần thương mại. Do đó, Việt Nam chú trọng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, mạng lưới điện…), giản lược thủ tục hải quan.

    Chỉ số LPI (chỉ số hiệu quả logistics) đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ngay từ năm 2018, xếp hạng LPI của Việt Nam đã đứng thứ 39 trong 144 quốc gia, trong khi Bangladesh xếp thứ 100, cho thấy khoảng cách rất lớn giữa hai phía trong khía cạnh này.

    Cuối cùng, việc Việt Nam đầu tư mạnh vào công nghệ và nhân lực là một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Ngay cả trước khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của giáo dục. Quốc gia Đông Nam Á đã chi 12% GDP cho việc phát triển con người, trong khi Bangladesh chỉ dành 3,4% GDP vào việc này.

    Tiến bộ trên mặt trận nguồn nhân lực đã giúp Việt Nam nhanh chóng đào tạo và triển khai được nguồn lao động chất lượng đáp ứng nhu cầu của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

    Nhìn chung, theo Policy Insights, Việt Nam đã cho thấy một mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu rất hiệu quả. Việt Nam đã làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI-FTA-GVC để đạt tới mức tăng trưởng nhanh và bền vững.

    "Chắc chắn đây là những bài học chính sách quý báu dành cho Bangladesh”, Policy Insights kết luận.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-lap-ky-tich-xuat-khau-nhay-vot-72-bac-vao-top-20-toan-cau-nuoc-ngoai-cung-phai-hoc-tap-a581642.html
    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.