+Aa-
    Zalo

    Việt Nam từng bước tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã khẳng định, trong tương lai, Việt Nam sẽ từng bước xóa bỏ hình phạt tử hình.

    (ĐSPL) – Trong Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp 2013 tổ chức tại Học viện Tư pháp chiều 21/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã khẳng định, trong tương lai, Việt Nam sẽ từng bước xóa bỏ hình phạt tử hình.

    Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, người trực tiếp tham gia Ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi 2013 cho biết, nhằm đảm bảo quyền sống của con người theo đúng tinh thần bảo đảm nhân quyền trên thế giới, Việt Nam sẽ từng bước rút ngắn và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình, điều này đã được cụ thể hóa trong việc các quy định về tội tử hình đã giảm dần, từ 44 tội có hình phạt tử hình năm 1985, đến năm 2008 đã rút chỉ còn 21 tội tử hình.

    Việt Nam từng bước tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình
    Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên khẳng định, trong tương lai, Việt Nam từng bước tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình.

    Hiến pháp sửa đổi 2013 được thông qua vào ngày 28/11/2013, tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sau khi trải qua rất nhiều các kì họp khác nhau và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân trong cả nước. Bản Hiến pháp mới ra đời được coi là thành quả chung của cả dân tộc.

    Hiến pháp mới có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Đây là bản hiến pháp vừa kế thừa các giá trị to lớn của Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng phát triển đã được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cũng cho biết, điểm mới của Hiến pháp 2013 là đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước.

    Theo đó, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã khẳng định mạnh mẽ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Ngay từ Lời nói đầu đã long trọng tuyên bố nhân dân Việt Nam là chủ thể “xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và HĐND như trước đây, mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp.

    Vấn đề đất đai cũng là điểm mới được nhắc đến trong Hiến pháp sửa đổi lần này thông qua việc tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng làm rõ hơn điều kiện thu hồi đất; khắc phục bất cập khó khăn và những vướng mắc trong quá trình thu hồi đất - vốn là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu kiện. Theo đó, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết, phải do luật định vì mục đích quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, phải công khai, minh bạch và phải được bồi thường để tránh việc thu hồi đất tùy tiện, tràn lan.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-tung-buoc-tien-toi-xoa-bo-hinh-phat-tu-hinh-a26558.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.