+Aa-
    Zalo

    Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 1,8 tỷ USD

    (ĐS&PL) - Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Vietcombank đặt lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 15%, dự kiến đạt gần 43.000 tỷ đồng, tương đương 1,8 tỷ USD.

    Lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 15%

    Theo Bnews, sáng 21/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023.

    vietcombank dat muc tieu loi nhuan hon 1 8 ty usd
    ĐHĐCĐ thường niên Vietcombank 2023. Ảnh: Nhà đầu tư

    Tại đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tối thiểu là 15% so với năm trước.

    Theo báo Đầu tư, năm 2022, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 37.000 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu lợi nhuận tối thiểu của Vietcombank năm nay đạt gần 43.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1,8 tỷ USD.

    Tổng tài sản dự kiến tăng 9%; dư nợ cấp tín dụng tăng tối đa 12%; huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1,5%. Tỷ lệ chi trả cổ tức theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Định hướng cho giai đoạn 2023-2028, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản ở mức 9-10%/năm; tăng trưởng cấp tín dụng đối với nền kinh tế từ 12-14%/năm; tăng trưởng huy động vốn phù hợp với tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng khoảng từ 10-11%. Tỷ lệ lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu (ROE) duy trì mức 17-18%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%. Tỷ lệ an toàn vốn ở mức 10-11%.

    Riêng về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, sau khi trích các quỹ và điều chỉnh khác, lợi nhuận còn lại của Vietcombank là hơn 21.680 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được Vietcombank dùng để chia cổ tức theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Về kế hoạch gọi vốn nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư đưa tin, đại diện ngân hàng cho biết, theo nội dung đã được thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2022 là tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỷ lệ phát hành tăng vốn 18,1%. Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đề xuất tăng vốn này. Nếu không có gì thay đổi, một tháng nữa ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch.

    Nội dung tăng vốn thứ 2 được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 là tăng vốn từ lợi nhuận còn lại của 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế còn lại đến trước năm 2018. Vốn điều lệ dự kiến tăng khoảng 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng đang triển khai thủ tục với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Nội dung thứ 3 là phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ, Vietcombank đang triển khai thuê tư vấn tài chính để hỗ trợ lựa chọn cổ đông nước ngoài, dự kiến trong năm 2023-2024.

    Quyết tâm nhận chuyển giao ngân hàng yếu

    Một nội dung khác cũng được quan tâm tại đại hội là kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

    Chủ tịch HĐQT Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết ngân hàng đã hoàn thiện nội dung phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng và đang đợi cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Vietcombank chưa đưa việc nhận chuyển giao vào kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong năm 2023.

    Đại hội sáng nay cũng đã thông qua bầu HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ mới 2023-2028.

    Theo đó, ngân hàng dự kiến nâng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 lên 11 thành viên, trong đó có 1 thành viên HĐQT đại diện vốn nước ngoài và 1 thành viên HĐQT độc lập.

    Trước mắt tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, ngân hàng bầu 8 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 với cơ cấu gồm 6 thành viên được tái cử và 2 thành viên HĐQT độc lập (thành viên HĐQT đại diện vốn của Mizuho được tái cử).

    Ông Vũ Viết Ngoạn sẽ thay ông Trương Gia Bình giữ vị trí Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2023-2028.

    Về BKS, 4 Thành viên Ban Kiểm soát tái cử gồm ông Lại Hữu Phước (Trưởng BKS), bà La Thị Hồng Minh, bà Đỗ Thị Mai Hương và bà Trần Mỹ Hạnh.

    Thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2023 tại phần thảo luận, ông Phạm Quang Dũng cho biết, VCB xác định 2023 là năm có rất nhiều thách thức từ bối cảnh trong nước lẫn quốc tế, nhưng trong quý I, kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn khả quan.

    Tín dụng tăng trưởng 2,5%, huy động vốn tăng 3,2%. NIM cải thiện, tăng 0,04% so với cuối năm 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 11.200 tỷ đồng, thực hiện khoảng 26% kế hoạch 2023, bảo đảm tiến độ kế hoạch năm nay. Nợ xấu nhóm 2 tăng nhưng được dự báo trước và Ngân hàng đã có biện pháp quản lý phù hợp.

    Như vậy so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận trước thuế của VCB đã tăng gần 13%.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vietcombank-dat-muc-tieu-loi-nhuan-hon-1-8-ty-usd-a573057.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Soi “an toàn vốn” của ngân hàng trong mùa Đại hội cổ đông 2023

    Soi “an toàn vốn” của ngân hàng trong mùa Đại hội cổ đông 2023

    Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tại thời điểm các ngân hàng đang chạy đua cho mùa Đại hội cổ đông 2023, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ an toàn vốn giữa các ngân hàng, đáng chú ý, một số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn trên 15%, dù yêu cầu tối thiểu chỉ ở mức 8%.