+Aa-
    Zalo

    Voọc chà vá bên bờ tuyệt chủng

    • DSPL
    ĐS&PL Loài voọc chà vá là một trong những loài động vật hoang dã đang được săn lùng rất gắt gao hiện nay và sự tồn vong của chúng đang đứng trước nguy cơ giảm sút nghiêm trọng.
    Là một trong những loài thú quý hiếm, nằm trong sách đỏ bảo tồn của thế giới và xuất hiện ở khá nhiều nơi tại Việt Nam.
    Loài voọc chà vá là một trong những loài động vật hoang dã đang được săn lùng rất gắt gao hiện nay và sự tồn vong của chúng đang đứng trước nguy cơ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí là tuyệt chủng. Mỗi ngày, hàng chục cá thế voọc quý hiếm bị săn bắt, bị giết hại khiến cho mối lo về sự tuyệt chủng của loài linh trưởng độc đáo này đang cấp thiết hơn bao giờ hết.
    Số lượng giảm quá nhanh
    Là một trong những vùng đất tập trung nhiều loài linh trưởng, trong đó, loài linh trưởng voọc chà vá chân đen và voọc chá vá chân đỏ là những loài đặc biệt quý hiếm, và đã được coi là vương quốc riêng của loài này, khu quần thể bán đảo Ninh Vân (huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã được nhiều chuyên gia ghi nhận sự xuất hiện của loài vật này. Theo đó, tại vùng rừng núi rộng hàng ngàn héc-ta nằm sát mé biển này có thể tồn tại khoảng hơn 200 cá thể, theo những số liệu cách đây chừng 10 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mười năm qua, không hiểu vì lý do gì mà loài vật hiền lành này bỗng chốc trở thành đối tượng săn bắt gắt gao của những kẻ săn thú rừng. Vì vậy, thực tế ngày nay, số lượng của chúng chỉ còn lại khoảng 50 cá thể hoặc ít hơn nữa, mặc dù các cơ quan chức năng đã lập ra một khu bảo tồn riêng dành cho loài vật độc đáo và rất thông minh này nhưng do địa hình rộng, nhiều cá thể vẫn không thoát khỏi bàn tay tinh quái của thợ săn.
    Đánh giá về loài voọc chà vá, một nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những loài vật hoang dã đặc trưng nhất của vùng đất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Và, cũng như nhiều loài động vật hoang dã khác, voọc chà vá cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tự nhiên cũng như trong sự đa dạng về các loài của hệ động thực vật ở nước ta. Có thể nói, sự an nguy và tồn vong của những cá thể này ảnh hưởng rất lớn đến hệ động thực vật, môi trường xung quanh cũng như mục đích của việc cây dựng một môi trường sống thân thiện giữa các loài khác nhau trên hành tinh này. Vì vậy, khi quần thể những con voọc chà vá bị mất đi cũng có nghĩa hệ sinh thái môi trường và những loài vật khác cũng bị thay đổi theo. Có thể nói, việc là nơi tập trung đông đúc những cá thể voọc sinh sống vừa là lợi thế, vừa là khó khăn trong công tác bảo vệ của chính quyền địa phương ở Khánh Hòa bởi ngoài vùng rừng núi nơi đây, chỉ một số ít nơi như Ninh Thuận, Kon Tum, Đắc Lắc… là có những ghi nhận về sự xuất hiện của loài voọc này trong tự nhiên. Chính vì thế, việc bảo vệ loài động vật quý hiếm này đang trở thành nhu cầu bức thiết nếu không, chỉ trong một thời gian ngắn tới, cũng như một số loài động vật quý hiếm khác, những cá thể voọc cuối cùng cũng có thể sẽ bị tiêu diệt, phục vụ cho những mục đích không lành mạnh của con người như làm thịt sấy khô để ngâm rượu, làm những món khoái khẩu khác trên bàn nhậu. Cụ thể hơn, trong thời gian vài năm qua, tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra hàng chục vụ săn bắt voọc chà vá bị phát hiện và xử lý nghiêm. Mặc dù vậy, do lợi ích lớn, số tiền bán một cá thể voọc có thể lên đến hàng trăm triệu đồng khiến nhiều kẻ bất chấp lợi nhuận, bất chấp những quy định của pháp luật vẫn cố tình lén lút săn bắt loài động vật hoang dã cần được bảo vệ này.
    Theo một cán kiểm lâm ở Khánh Hòa thì tình trạng săn bắt loài voọc chà vá quý hiếm đã xảy ra khá lâu và vẫn thường xuyên diễn ra mặc dù những khu bảo tồn loài động vật này đã được bảo vệ gắt gao nhưng do địa hình rộng lớn, bản thân những cá thể voọc cũng thường xuyên di chuyển đi tìm thức ăn, đi tìm bạn tình mùa sinh sản nên rất khó để khoanh vùng sống của chúng. Ngoài ra, những thợ săn ở đây hầu hết là người địa phương, am hiểu địa hình rừng núi, biết được một số tập quán sinh sống, di cư nhất định của voọc và lại có thêm một số phương tiện săn bắt hiện đại như súng, bẫy hay thậm chí là hơi độc, mồi nhử khiến nhiều cá thể voọc bị sa bẫy và vận chuyển đi nơi khác mà các cơ quan chức năng không kiểm soát hết được.
    Những biện pháp cần thiết
    Có thể nói, nhiệm vụ bảo tồn và tiến tới là phát triển hơn nữa số lượng cá thể voọc chà vá cả chân đen và chân đỏ là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở những địa phương có loài vật này sinh sống. Theo những chuyên gia nghiên cứu về động vật hoang dã, loài voọc chà vá xuất hiện ở nước ta được chia ra làm 3 loại, gồm voọc chân đen, voọc chân đỏ và voọc mũi lệch. Trong đó, hai loài voọc chân đen và chân đỏ là khá quý hiếm bởi đặc điểm của chúng là có bộ lông khá sặc sỡ, lại cực kỳ thông minh, chỉ xuất hiện rất ít ở khu vực Đông Nam Á mà thôi. Thời gian qua, những vụ việc về nạn săn bắt, vận chuyển trái phép những cá thể loài voọc này đã xuất khá nhiều trên giới truyền thông, cả ở nước ngoài khiến nhiều tổ chức về hoạt động bảo vệ động vật hoang dã muốn đầu tư tiền của để bảo vệ loài động vật quý hiếm này nhưng thực tế, chúng vẫn chưa thực sự được bảo vệ một cách an toàn nhất bởi bản chất sống hoang dã tự nhiên của mình.
    Ngoài ra, nhiều tổ chức cá nhân ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ loài động vật này như kêu gọi, tổ chức các buổi triển lãm, liên kết các tổ chức, cá nhân để mọi người cùng chung tay vì một thế giới có sự đa dạng của tất cả các loài động thực vật khác nhau. Hơn nữa, ở khu vực thành phố Đà Nẵng hiện nay đang tồn tại một trung tâm nuôi bán tự nhiên và bảo vệ loài voọc này một cách rất có hiệu quả. Mặc dù thực tế, đây chưa phải là mô hình tốt nhất để bảo vệ những loài động vật hoang dã khi đã tách chúng ra khỏi thế giới tự nhiên nhưng trong tình hình như hiện tại, đó hoàn toàn là một giải pháp khả thi và có tính ưu việt hơn so với biện pháp khác. Có thể, từ chính những khu vực được bảo vệ và chăm sóc này, những cá thể voọc kia có thể phát triển, giao phối và sinh sản với nhau, tự phát triển đàn của chúng ngày một đông đúc hơn. Có lẽ, trong tương lai sắp tới, đây là một trong những biện pháp khả thi nhất, trước khi cho chúng được sống hoàn toàn tự do trong thế giới hoang dã tự nhiên của mình.
    Theo nhiều người, ngoài những biện pháp như đã nói ở trên, để bảo vệ được loài động vật này tránh thảm họa diệt vong trong thời gian tới, ngoài việc tuyên truyền những kiến thức nhất định về tác dụng của loài động vật này đối với môi trường sống thì cần phải nâng cao chế tài xử phạt những cá nhân vi phạm, thậm chí là phạt tù những đối tượng cố tình săn bắt, vận chuyển trái phép đã lặp đi lặp lại hành vi vi phạm của mình. Theo đó, không chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính mà các cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với những kẻ cố tình coi thường pháp luật, tàn phá môi trường thiên nhiên và ngang nhiên săn băt những loài động vật quý hiếm. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân, giải thích để những người sử dụng thịt của loài voọc chà vá này hiểu rằng, bản than loài vật này cũng chỉ là một loài linh trưởng bình thường như nhiều loài linh trưởng khác ở Việt Nam chứ hoàn toàn không có khả năng chữa được bách bệnh, có thể tăng tuổi thọ như nhiều người vẫn nghĩ. Khi ấy, giá trị kinh tế của những cá thể voọc không cao như hiện nay và những người săn băt voọc vì thế cũng không bất chấp tất cả để tìm và diệt loài động vật có sự tiến hóa rất gần với con người này.
    Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thông tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h
    Liên hệ: Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội phân viện phía nam
    Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
    Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 
    Đoàn Đại Trí
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vooc-cha-va-ben-bo-tuyet-chung-a72521.html
    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây Củ Chi, HCM là cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây Củ Chi, HCM là cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã

    Cạn kiệt vùng nghêu

    Cạn kiệt vùng nghêu

    Từng được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà tự nhiên đã ban cho một số địa phương ven biển ở nước ta

    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Hàng chục các con sông lớn nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng ô nhiễm và trở thành dòng sông chết bởi những lồng cá bè nuôi dày đặc trên sông.