+Aa-
    Zalo

    Vụ 19.000m² rừng bị triệt hạ ở Lâm Đồng: Đình chỉ công tác một Chủ tịch xã

    (ĐS&PL) - Sáng 29/3, cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết UBND huyện Bảo Lâm vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Đình Cường - Chủ tịch UBND xã Lộc Phú.

    Theo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Đình Cường - Chủ tịch UBND xã Lộc Phú bị đình chỉ để làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của người đứng đầu chính quyền địa phương, nơi để xảy ra vụ phá 19.000m2 rừng.

    Trong quá trình bị đình chỉ công tác, ông Cường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để làm rõ những vấn đề trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng trên địa bàn. Căn cứ vào những sai phạm, huyện Bảo Lâm sẽ tiến hành xử lý theo quy định.

    Phòng Nội vụ huyện phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo thẩm quyền đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm; còn Hạt có trách nhiệm xem xét tạm đình chỉ công tác, kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Hồ Văn Khang, kiểm lâm địa bàn phụ trách quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực tiểu khu 613.

    UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo Công an huyện khẩn trương hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan để xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu hoặc tiếp tay trong vụ phá rừng này; đồng thời, xây dựng chuyên án điều tra, triệt phá các băng nhóm phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, nhất là các điểm nóng như Lộc Phú và Lộc Ngãi.

    vu 19000m rung bi triet ha o lam dong dinh chi cong tac mot chu tich xa

    Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 613. (Ảnh: Tiền phong)

    Trước đó, theo Tiền phong, trưa 17/3, lực lượng chức năng đã mật phục bắt quả tang N.D.T (quê Nghệ An) và P.V.T (ngụ xã Tân Lâm, huyện Di Linh, Lâm Đồng) điều khiển 1 máy múc đào bới, san gạt trái phép đất lâm nghiệp tại cánh rừng đã cưa hạ trước đó.

    Bước đầu, các cơ quan chức năng xác định diện tích rừng bị phá khoảng 19.000m², thuộc rừng lá rộng nguyên sinh; một phần diện tích là rừng lá rộng xen lá kim. Hàng chục gốc thông có đường kính lớn (từ 60–80cm) bị cưa hạ nằm ngổn ngang, gốc còn ứa nhựa; nhiều cây thông cổ thụ khác bị ken gốc, đốt cháy sém; hàng trăm cây gỗ các loại thuộc nhóm B và gỗ tạp bị triệt hạ, chôn lấp phi tang.

    Theo ước tính của cơ quan chuyên môn, số lượng lâm sản thiệt hại có thể lên đến hàng trăm mét khối. Trên diện tích rừng đã bị đốn hạ, các đối tượng dùng xe cơ giới đào múc, san lấp tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp.

    Diện tích rừng bị triệt hạ thuộc lâm phần đã được giao do doanh nghiệp tư nhân Anh Hải triển khai dự án Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp chăn nuôi từ nhiều năm trước.

    Đến giữa tháng 1/2021, Lâm Đồng đã chấm dứt hoạt động dự án vì doanh nghiệp tư nhân Anh Hải triển khai chậm tiến độ, không đúng nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; sử dụng đất, rừng không đúng mục đích; để rừng bị phá, đất bị lấn chiếm… Tuy nhiên, đến nay địa phương chưa có quyết định thu hồi đất, rừng đối với doanh nghiệp này.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-19000m-rung-bi-triet-ha-o-lam-dong-dinh-chi-cong-tac-mot-chu-tich-xa-a532554.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

    Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng.