+Aa-
    Zalo

    Vụ bé trai lọt xuống trụ bên tông sâu 35m: Lãnh đạo Đồng Tháp cập nhật tiến độ

    ĐS&PL "Dự kiến trong chiều 3/1, khi việc khoan nhồi làm tơi xốp đất hoàn thành, đội kéo ống trụ bê tông chứa bé trai lên", Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay.

    vu-be-trai-lot-xuong-tru-ben-tong-sau-35m-lanh-dao-dong-thap-cap-nhat-tien-do-dspl-.mp4

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - Đoàn Tấn Bửu thông tin với báo chí về vụ việc. Nguồn video: Tri Thức Trực Tuyến

    Liên quan đến vụ bé trai lọt xuống trụ bên tông sâu 35m, trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết sáng 3/1, công đoạn đóng ống vách thép có đường kính 1,5 m xuống sâu lòng đất đã được hoàn thành. Ống lớn này sẽ bao quanh ống cọc bê tông có em Hạo Nam bên trong.

    Dự kiến, đội tiếp tục khoan nhồi, bơm hút đất bùn để làm giảm áp lực ma sát với đất trực tiếp lên thành cọc bê tông. Khi đủ điều kiện, đội cứu hộ sẽ dùng thiết bị cẩu công suất lớn để kéo cọc bê tông lên khỏi mặt đất.

    Sau khi đưa được cọc bê tông lên, đơn vị công binh của Quân khu 9 sẽ trực sẵn, tiến hành nội soi thăm dò để xem em Nam ở vị trí nào, rồi dùng biện pháp chuyên dụng để đưa bé trai ra ngoài.

    "Dự kiến trong chiều 3/1, khi việc khoan nhồi làm tơi xốp đất hoàn thành, đội kéo ống trụ bê tông chứa bé trai lên", tạp chí Tri Thức Trực Tuyến dẫn lời ông Bửu chia sẻ.

    vu be trai lot xuong tru ben tong sau 35m lanh dao dong thap cap nhat tien do dspl 1
    Các đơn vị làm việc liên tục không ngừng nghỉ suốt ngày đêm để cứu hộ cháu bé. Ảnh: Tiền Phong

    Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, đến trưa 3/1, đội cứu hộ cứu nạn vẫn chưa xác định được vị trí của bé Nam trong lòng cọc dù đã thăm dò vào buổi đầu, cũng như có đội tình nguyện từ TP.HCM xuống dùng camera hỗ trợ. Nguyên nhân là đội ưu tiên cứu hộ cháu bé lên hàng đầu, thay vì cùng lúc dùng biện pháp thăm dò và cứu hộ song song.

    Ông Bửu cho biết, nhóm kỹ thuật đánh giá phương án đặt ống thép đường kính 1,5 m bao quanh, sau đó là khoan nhồi để làm tơi đất nhằm giảm ma sát là biện pháp cứu bé Nam tốt nhất. Đây là lần đầu tiên, biện pháp này được áp dụng cho việc cứu hộ tại Đồng Tháp.

    Vị lãnh đạo bày tỏ mong muốn có thêm viện trợ giải cứu bé trai 10 tuổi.

    "Ban đầu, khả năng ứng cứu bé Nam là thực hiện tại chỗ. Đại diện tỉnh đã báo cáo, đề nghị sự giúp đỡ từ quân khu và các đơn vị công binh. Nhận biết đây là tình huống khó khăn, địa phương đã xin ý kiến chuyên gia và các đơn vị bộ, ngành cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương", ông Bửu nói.

    vu be trai lot xuong tru ben tong sau 35m lanh dao dong thap cap nhat tien do dspl 2
    Phương án giải cứu bé Nam là làm loãng địa chất xung quanh để tiến hành nhổ ống cọc bê tông. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

    Trả lời về việc lúng túng trong giải cứu cháu bé, ông Đoàn Tấn Bửu nhận định đây là tình huống tai nạn hy hữu. Dù có gặp tình trạng khó khăn và lúng túng, lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp khác nhau để sớm hỗ trợ và giải cứu bé trai.

    Thông tin về sự việc trước đó, báo Giao Thông cho hay, vào khoảng 11h45 ngày 31/12, em Thái Lý Hạo Nam (con trai anh Thái Văn Tấn Tài, ngụ ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình) cùng 3 bạn chung xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi để nhặt sắt.

    Lúc đi qua công trình đang thi công, Nam lọt xuống trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-be-trai-lot-xuong-tru-ben-tong-sau-35m-lanh-dao-dong-thap-cap-nhat-tien-do-a562321.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan