+Aa-
    Zalo

    Vụ cô giáo đánh vần lạ: PGS.TS Bùi Hiền khẳng định hệ thống âm vị hoàn toàn chính xác

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo PGS.TS Bùi Hiền, 3 âm "c", "k", "q" đọc thành /cờ/ là hoàn toàn chính xác. Có chăng, những phản ứng của dư luận khi thấy cách đọc được đổi mới đều khá gay gắt.

    Theo PGS.TS Bùi Hiền, 3 âm "c", "k", "q" đọc thành /cờ/ là hoàn toàn chính xác. Có chăng, những phản ứng của một số bộ phận dư luận khi thấy cách đọc được đổi mới đều khá gay gắt.

    Liên quan đến vụ việc phụ huynh hoang mang, lo lắng khi không biết phải dạy con học như thế nào cho đúng. Bởi cách đánh vần của học sinh lớp 1 tại một số trường không giống như hiện hành. PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, tác giả đưa ra đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ cách đây gần một năm cũng đã đưa ra những đánh giá, nhận định về phương pháp học theo bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục.

    Theo PGS.TS Bùi Hiền, cách đánh vần trong bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại khiến nhiều người phản ứng như vậy là điều bình thường.

    PGS.TS Bùi Hiền đánh giá cách đánh vần mới là hoàn toàn chính xác. Ảnh: VietNammoi

    "Khi những chữ vốn đã quen thuộc nay có cách đọc khác đi sẽ khiến người ta thấy rất trái tai, thậm chí chối tai nên họ không chấp nhận. Tôi cho rằng, khi nhiều người không chấp nhận cách đọc này cũng một phần bởi tâm lý bảo thủ của ý thức. Khi có thói quen thành thạo đó rồi thì không ai muốn thay đổi thói quen đó cả. Thói quen đó vẫn hình thành và phát huy trong hoạt động của người ta", ông Hiền bày tỏ.

    Cũng theo PGS.TS Bùi Hiền, về hệ thống âm vị của GS Hồ Ngọc Đại là hoàn toàn chính xác, đặc biệt là âm vị của người Hà Nội.

    Về chữ, GS Đại vẫn giữ nguyên hệ thống chữ để ghi các âm đó. Tức là 3 âm "c", "k", "q" giờ không đọc theo kiểu cũ nữa mà đọc theo cách mới là /cờ/. Đây là cách đọc hoàn toàn chính xác.

    "Theo tôi, cách đọc chữ Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại gần như không làm thay đổi số lượng chữ cái của bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành. Có chăng, những phản ứng của một bộ phận dư luận khi thấy cách đọc được đổi mới thì đều khá gay gắt", ông Hiền nhận định.

    PGS-TS Bùi Hiền nhấn mạnh, việc cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội. Công việc này không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi như một số ý kiến nêu ra trong thời gian vừa qua.

    Rút kinh nghiệm từ những ồn ào vừa qua, PGS-TS Bùi Hiền cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về nội dung tài liệu. Khi phụ huynh và xã hội đã hiểu thì sẽ không xảy ra những ồn ào không đáng có.

    Phương pháp đánh vần theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng. Ảnh: Người Đưa Tin

    Cũng liên quan đến vụ việc và để làm rõ thắc mắc của các bậc phụ huynh, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) đã có những chia sẻ xung quanh vụ việc trên báo VietNamnet.

    Theo Phó Vụ trưởng Hữu: "cái "lạ" này xảy đến bởi các phụ huynh trước đây quen với cách đánh vần như chương trình đại trà hiện hành. Nhưng tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì đi theo hướng ngữ âm học và bao nhiêu năm nay đã tổ chức, triển khai dạy học như thế rồi chứ không phải năm nay mới có, thực chất không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ. Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ những năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì".

    Cô giáo trong đoạn clip hướng dẫn phụ huynh để có thể hỗ trợ con khi ở nhà. “Thế nhưng dạy theo chương trình Công nghệ Giáo dục thì cách đánh vần và phát âm khác với chương trình đại trà hiện hành nên khiến nhiều phụ huynh xôn xao”, ông Nguyễn Đức Hữu cho biết.

    Cũng theo ông Hữu, thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường, không vấn đề gì.

    “Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GD-ĐT đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới, nhưng khác hay như các phụ huynh nói là “lạ” với cách của chương trình đại trà hiện hành”, ông Hữu giải thích.

    Hiện, Bộ GD-ĐT đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.

    “Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này. Bộ cũng không xác minh đây là trường học nào hay cô giáo nào bởi họ dạy theo yêu cầu của tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục”, ông Hữu nói.

    Nguyễn Phượng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-co-giao-danh-van-la-pgsts-bui-hien-khang-dinh-he-thong-am-vi-hoan-toan-chinh-xac-a242102.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan