+Aa-
    Zalo

    Vụ Công ty Alibaba lừa đảo: Toà án đang công bố danh sách bị hại

    ĐS&PL Sáng 30/12, TAND TP.HCM bắt đầu công bố phần phụ lục về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba.
    Danh sách bị hại lên tới 4.548 người, nhiều cá nhân đã nộp cho Nguyễn Thái Luyện (chủ mưu; tù chung thân) hàng tỷ đồng.
     
    Tổng số tiền bị cáo Luyện và các đồng phạm đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách được HĐXX xác định là 2.446 tỷ đồng.
     
    Bị hại được nhận mức bồi thường thế nào?
     
    Người lao động cập nhật cho hay, theo HĐXX, trong những ngày diễn ra phiên xét xử trước đó, có 39 bị hại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 2 bị hại khác đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất nền dự án.
     
    Đối với đề nghị này, HĐXX đánh giá, nội dung hợp đồng nêu rõ đối tượng chuyển nhượng là đất thổ cư 100%. Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng cho tới nay, hiện trạng khu đất mà bị cáo Luyện và các đồng phạm "vẽ" dự án dân cư đều là đất nông nghiệp, thậm chí là đất trồng lúa, đất dừng sản xuất… , không có dự án khu dân cư nào.
     
    Mặt khác, theo quy định sử dụng đất tại địa phương thì nhiều khu đất không được quy hoạch là đất ở, do đối tượng chuyển nhượng là các nền dự án không còn tồn tại trên thực nên yêu cầu tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng là không có căn cứ. Từ đó, HĐXX tuyên không chấp nhận các yêu cầu này.
     
    Tuy nhiên, HĐXX xác định thiệt hại của 39 bị hại trên là thực tế. Do đó, buộc bị cáo Luyện và bị cáo Mai có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà bị hại đã nộp vào Công ty Alibaba .
     
    Đối với đề nghị của 58 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thoả thuận ký kết với các bị cáo Nguyễn Thái Lực, Nguyễn Thái Lĩnh, Trịnh Minh Pháp (lần lượt bị tuyên phạt mức án 27 năm tù, 17 năm tù và 13 năm tù).
     
    HĐXX nhận định về nguồn gốc tài sản, các quyền sử dụng đất trên đều có nguồn gốc từ tiền chiếm đoạt của các bị hại. Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận, ký kết hợp đồng, các thửa đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, thỏa thuận chuyển nhượng là tự nguyện ngay tình, đã thanh toán từ 50-100%. Do đó, căn cứ quy định tại khoản 2, điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015, HĐXX công nhận thoả thuận chuyển nhượng nói trên, trả lại đất cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
     
    Tuy nhiên, các trường hợp trên nếu chưa thanh toán đủ 100% giá trị hợp đồng, có nghĩa vụ thanh toán phần còn lại của hợp đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án. Sau khi thực hiện xong, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ giải tỏa kê biên và hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với các thửa đất này để họ thực hiện đăng bộ sang tên và thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định.
     
    Đối với bà Trương Thị Minh Châu nhận chuyển nhượng thửa đất tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai của bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh. HĐXX nhận định do đã hoàn tất thủ tục thanh toán và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dung nên huỷ bỏ kê biên, trả lại cho bà Châu.
     
    Một số khách hàng có yêu cầu nhận đất nhưng không cung cấp đủ căn cứ giải quyết nên HĐXX giành quyền khởi kiện bằng vụ kiện dân sự khác nếu những người này có yêu cầu liên quan đến giao dịch nói trên.
     
    HĐXX nhận định 654 thửa đất đang bị kê biên đều hình thành từ số tiền Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt của bị hại thông qua các hợp đồng chuyển nhượng đất nền dự án nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành nghĩa vụ của bị cáo Luyện và bị cáo Mai.
     
    HĐXX giao cơ quan thi hành án tiếp tục tạm giữ đối với 455 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
     
    Số tiền hơn 56 tỷ đồng thu giữ tại Công ty Alibaba và trong tài khoản các cá nhân trong hệ thống Công ty Alibaba, 272 miếng vàng, các xe ô tô, xe máy (là của Công ty Alibaba nhưng do 1 số nhân viên đứng tên sở hữu theo chỉ đạo của Luyện, có nguồn gốc từ tiền của các bị hại nộp vào Công ty Alibaba tiếp tục bị tạm giữ để bảo đảm thi hành án.
     
    vu cong ty alibaba lua dao toa an dang cong bo danh sach bi hai
    Nguyễn Thái Luyện (phải) - chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba cùng các bị cáo khác tại phiên tòa ngày 29/12. (Ảnh: Tuổi trẻ)
     
    Tòa tuyên án
     
    Theo Tuổi trẻ, trừ bị cáo Nguyễn Thái Luyện vẫn bị hội đồng xét xử tuyên mức án chung thân, Võ Thị Thanh Mai 30 năm tù, các bị cáo còn lại đều được tuyên mức án nhẹ hơn mức Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đề nghị.
     
    Cụ thể, Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai là vợ chồng và còn nuôi con nhỏ, Luyện và Nguyễn Thái Lực, Nguyễn Thái Lĩnh (anh em ruột); Võ Thị Thanh Mai và Võ Văn Trần Quang (chị em ruột) nên hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là người thân của Luyện và Mai.
     
    Ngoài Nguyễn Thái Luyện, các bị cáo khác đều là nhân viên dưới quyền, thực hiện hành vi theo chỉ đạo của Luyện, họ cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả. Trừ bị cáo Phan Ngọc Nguyên không nhận thức được hành vi, còn lại các bị cáo đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
     
    Một số bị cáo đã nộp từ 9 đến 30 triệu đồng để khắc phục hậu quả và một số có người nhà đã mua đất nền của Alibaba nhưng tình nguyện nộp lại số tiền này, hội đồng xét xử giảm án cho tất cả các bị cáo này.
     
    Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng đang bị ung thư nên không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, cho hưởng án treo.
     
    Các mức án cụ thể như sau:
     
    - Nguyễn Thái Luyện: chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
     
    - Võ Thị Thanh Mai: 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội rửa tiền, tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù.
     
    - Nguyễn Thái Lực: 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 10 năm tù về tội rửa tiền, tổng hợp hình phạt là 27 năm tù.
     
    Các bị cáo:
     
    - Trang Chí Linh: 19 năm tù
     
    - Trương Thị Hồng Ngọc: 18 năm tù
     
    - Nguyễn Thái Lĩnh: 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
     
    - Bùi Minh Đức: 17 năm tù
     
    - Huỳnh Thị Ngọc Như: 17 năm tù
     
    - Nguyễn Lê Hoàng Lan: 16 năm tù
     
    - Trần Huy Phúc: 15 năm tù
     
    - Phan Ngọc Nguyên: 15 năm tù
     
    - Trịnh Minh Pháp: 13 năm tù
     
    - Nguyễn Trần Phúc Nguyên: 12 năm tù
     
    - Vũ Hoàng Hải: 12 năm tù
     
    - Nguyễn Thị Vân Anh: 12 năm tù
     
    - Đào Thị Thanh Lợi: 12 năm tù
     
    - Nguyễn Huỳnh Tú Trinh: 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp với hình phạt 4 năm 6 tháng tù từ bản án của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị cáo chấp hành chung cho cả hai bản án là 16 năm 6 tháng tù.
     
    - Nguyễn Quang Sơn: 10 năm tù
     
    - Nguyễn Văn Kiên: 10 năm tù
     
    - Nguyễn Trung Trường: 10 năm tù
     
    - Vi Thị Hiến: 10 năm tù
     
    - Võ Văn Trần Quang: 10 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
     
    - Huỳnh Thị Kim Thắng: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội rửa tiền.
     
    Việt Hương (T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-cong-ty-alibaba-lua-dao-toa-an-dang-cong-bo-danh-sach-bi-hai-a561981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan