+Aa-
    Zalo

    Vụ Iran bắn nhầm máy bay Ukraine khiến 176 người chết: Tiết lộ dữ liệu hộp đen

    • DSPL
    ĐS&PL Các hộp đen của máy bay chỉ ghi lại 19 giây trò chuyện sau vụ nổ đầu tiên mặc dù tên lửa thứ hai bay tới khoảng 25 giây sau đó.

    Các hộp đen của máy bay chỉ ghi lại 19 giây trò chuyện sau vụ nổ đầu tiên mặc dù tên lửa thứ hai bay tới khoảng 25 giây sau đó. 

    Mảnh vỡ của máy bay Boeing 737-800NG thuộc hãng Ukraine International Airlines bị rơi ở Iran. Ảnh: AP

    RIA đưa tin, người đứng đầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran Touraj Dehghani-Zanganeh khẳng định việc giải mã hộp đen chuyến bay của máy bay Ukraine diễn ra tại Pháp vào tháng 7 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

    Các bên tham gia giải mã gồm đại diện từ Mỹ là quốc gia sản xuất máy bay, Ukraine là quốc gia sở hữu máy bay, đồng thời, Pháp là nơi cung cấp dịch vụ và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.

    Theo ông Dehghani-Zanganeh, "19 giây sau khi tên lửa đầu tiên bắn trúng máy bay, có giọng nói của các phi công trong buồng lái, cho thấy mọi người còn sống sót... 25 giây sau, tên lửa thứ hai bắn trúng máy bay".

    Ông Dehghani-Zanganeh kêu gọi tất cả các bên liên quan không chính trị hóa việc phân tích dữ liệu từ các hộp đen. Giới chức Iran và Ukraine đang trao đổi về việc bồi thường cho gia đình các nạn nhân, với vòng đàm phán sắp tới được dự định diễn ra trong tháng 10.

    Phía Iran đã đàm phán với Ukraine, Canada và các quốc gia khác có công dân trên chiếc máy bay bị bắn rơi vì các quốc gia này đòi hỏi một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc.

    Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran nhận đã vô ý bắn hạ chiếc máy bay của Hãng hàng không quốc tế Ukraine bằng tên lửa đất đối không vào ngày 8-1-2020, ngay sau khi máy bay này cất cánh từ Tehran.

    Chính quyền Tehran xác nhận họ vô tình bắn rơi chiếc máy bay Ukraine vào thời điểm xảy ra căng thẳng tột độ với Mỹ. Tất cả 176 người trên máy bay đều thiệt mạng.

    Các nhà phân tích và quan chức tình báo phương Tây tin rằng lực lượng Iran bắn hạ chiếc Boeing 737-800 bằng hệ thống Tor (NATO gọi là SA-15) do Nga sản xuất. Năm 2007, Iran nhận 29 đơn vị Tor M1 từ Nga theo một hợp đồng trị giá ước tính 700 triệu USD.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-iran-ban-nham-may-bay-ukraine-khien-176-nguoi-chet-tiet-lo-du-lieu-hop-den-a336161.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan