+Aa-
    Zalo

    Vụ mẹ dìm tử vong 2 con nhỏ: Đang chữa bệnh trầm cảm có phạm tội Giết người?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Luật sư cho biết, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Mới đây, một sự việc hết sức thương tâm xảy ra vào khoảng 10h ngày 8/3/2023, người phụ nữ dìm chết 2 con nhỏ trên sông Ninh Cơ thuộc đoạn xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, khiến người dân không khỏi bàng hoàng.

    me tram cam dim chet 2 con nho co pham toi giet nguoi

    Vụ việc đau lòng xảy ra tại mé sông Ninh Cơ đoạn xã Nghĩa Sơn (Ảnh minh họa).

    Người dân đi qua phát hiện nên đã hô hoán mọi người chạy đến đưa hai cháu bé lên bờ, thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa nạn nhân đến Trạm y tế xã Nghĩa Sơn để cấp cứu nhưng cả hai cháu bé đã chết.

    Người phụ nữ nhanh chóng được đưa về trụ sở công an làm việc. Danh tính người này được xác định là chị V.T.N (32 tuổi, ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) - mẹ của 2 cháu bé. Khi được về lý do tước đoạt mạng sống của con mình, người phụ nữ này cho biết “sợ chúng lớn lên sẽ dễ mắc các tệ nạn xã hội".

    Về phia gia đình chị N. cho biết, chị nay vốn là giáo viên dạy môn tin học tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, chị N. có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm nên đã xin nghỉ dạy học để ở nhà chữa bệnh.

    Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội đánh giá: Đây là vụ việc rất thương tâm, liên quan đến quyền trẻ nên sẽ được Cơ quan điều tra xem xét xử lý công tâm, khách quan theo đúng quy định của pháp luật.

    me tram cam dim chet 2 con nho co pham toi giet nguoi 1
    Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

    Để làm rõ vụ việc, Luật sư cho rằng, cơ quan chức năng cần thiết làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ.

    Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định mẹ đẻ dìm 02 con xuống dòng sông dẫn tới tử vong thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người, theo Điều 123 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung “giết nhiều người" và "giết người dưới 16 tuổi".

    Tuy nhiên, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm tại thời điểm gây ra vụ án thì Cơ quan điều tra cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ điều trị bệnh trầm cảm tại các cơ sở y tế nhằm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Nếu có căn cứ xác định người mẹ bị bệnh tâm thần trầm cảm thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần để làm căn cứ xử lý.

    “Trường hợp kết quả giám định xác định, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, Luật sư Thơm phát biểu.

    Luật sư Thơm cũng cho biết thêm, trong trường hợp kết quả giám định cho kết quả, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt.

    Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Ngô Thạnh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Nếu có đủ căn cứ cho rằng, tại thời điểm người mẹ dìm 2 con nhỏ xuống dòng sông dẫn tới tử vong trong trạng thái hoàn toàn bình thường, tỉnh táo, minh mẫn thì đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người, theo khoản 1 Điều 123 BLHS, với mức án cao nhất lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Còn nếu trong khi gây án, người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Luật sư Thạnh dẫn chiếu quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

    “Vụ án trên là một bài học cảnh tỉnh cho các gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau nhiều lần sinh con”, Luật sư nhấn mạnh.

    Tư Viễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-me-dim-tu-vong-2-con-nho-dang-chua-benh-tram-cam-co-pham-toi-giet-nguoi-a568205.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan