+Aa-
    Zalo

    Vụ oan sai 40 năm ở Tây Ninh: Đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường

    • DSPL
    ĐS&PL Các trường hợp để xảy ra oan sai phải bồi thường thiệt hại đều được Viện kiểm sát các cấp xem xét, kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với cá nhân, tập thể.

    Các trường hợp để xảy ra oan sai phải bồi thường thiệt hại đều được Viện kiểm sát các cấp xem xét, kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với cá nhân, tập thể.

    Tiền Phong đưa tin, trong báo cáo công tác gửi Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, ngành Kiểm sát thụ lý 24 trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm; đã ra quyết định giải quyết bồi thường 9 trường hợp.

    Trong số này trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga ở Bắc Giang đã cấp kinh phí và chi trả tiền bồi thường gần 600 triệu đồng; trường hợp ông Chậu Ngọc Ngừng ở Bến Tre đang chờ Bộ Tài chính cấp kinh phí.

    7 trường hợp khác đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí là bà Trịnh Thị Nghị ở Đồng Nai; ông Hồ Long Chánh, bà Võ Thị Thương, ông Nguyễn Văn Chiến, bà Nguyễn Thị Lan, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Thành Nghị cùng ở Tây Ninh.

    Vụ oan sai 40 năm ở Tây Ninh gây được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

    Theo hồ sơ vụ án như Tạp chí ĐS&PL đã đưa, tối 26/7/1979, nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh xảy ra vụ cướp 5 chỉ vàng.

    Từ tin báo của nạn nhân, công an vào cuộc điều tra, bắt giữ Nguyễn Văn Dũng (“Dũng lớn”, SN 1957, khi đó 22 tuổi) cùng 7 người khác trong gia đình, gồm: Ông Nguyễn Thành Nghị (SN 1918, đã mất), bà Võ Thị Thương (SN 1925), ông Hồ Long Chánh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Chiến, bà Nguyễn Thị Lan và ông Nguyễn Văn Dũng (“Dũng nhỏ”, SN 1961).

    Những người bị oan sai nhận quyết định đình chỉ điều tra tại VKS tỉnh Tây Ninh.

    Ngay sau đó, tất cả 8 anh em họ bị khởi tố, truy tố tội Cướp tài sản riêng công dân theo Điều 6, Sắc luật 03 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.

    Đến năm 1983, sau hơn 45 tháng bị tạm giam, cả 8 người bị bắt giam lần lượt được thả. Ông Dũng thời điểm đó là chiến sĩ bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia nghỉ phép về thăm nhà cũng bị bắt.

    Tháng 1/2018, sau gần 40 năm bị bắt, ông Dũng nhận được quyết định đình chỉ điều tra, 7 người còn lại vẫn mang “thân phận bị can”. Riêng ông Nguyễn Thành Nghị đã mất 6 năm trước.

    Ngày 31/10/2019, VKSND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức buổi xin lỗi công khai 7 người bị oan sai.

    Được biết, các nạn nhân yêu cầu VKSND tỉnh bồi thường số tiền 60 tỷ đồng tổn thất tinh thất và tổn thất thực tế. Hiện, hai bên vẫn chưa thống nhất được số tiền bồi thường.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-oan-sai-40-nam-o-tay-ninh-dang-hoan-thien-ho-so-de-nghi-cap-kinh-phi-boi-thuong-a323698.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan