+Aa-
    Zalo

    Vụ Phó giáo sư bị tố bán nghiên cứu, Tiến sĩ toán học có nhận định gì?

    (ĐS&PL) - Việc PGS.TS Đinh Công Hướng bị tố bán bài nghiên cứu khoa học vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.

    Lao động đưa tin, trước đây, ngày 31/10, một "báo cáo vi phạm liêm chính khoa học của PGS.TS Đinh Công Hướng" được gửi đến ban điều hành Quỹ Nafosted, hội đồng ngành toán của Quỹ Nafosted và nhiều cơ quan cùng nhiều nhà khoa học.

    Theo thông tin tố cáo, PGS.TS Đinh Công Hướng trước đây là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Quy Nhơn.

    Thống kê từ MathSciNet - cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến ngành toán của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ, tác giả Đinh Công Hướng có tất cả 42 công trình nghiên cứu khoa học.

    vu pho giao su bi to ban nghien cuu tien si toan hoc co nhan dinh gi3
    Vụ giáo sư Đinh Công Hướng bị tố bán bài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Quy Nhơn khẳng định đây là sự việc chưa từng có tiền lệ. Ảnh: VTV.

    Đáng chú ý, các bài báo khoa học của ông Hướng đăng trên các tạp chí từ năm 2020 đến năm 2022 không ghi địa chỉ đơn vị công tác của mình là Trường Đại học Quy Nhơn mà lại ghi địa chỉ của 2 đơn vị khác.

    Những công trình này của ông Đinh Công Hướng được cộng đồng khoa học nhận định là "biểu hiện vi phạm liêm chính khoa học bị phê phán nghiêm trọng do việc mua bán bài báo quốc tế cho các đại học mới nổi".

    Hiện ông Hướng xin rút tên khỏi danh sách Hội đồng ngành toán của Quỹ Nafosted. Đồng thời, ông gửi lời xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến hội đồng.

    Trước sự việc này, TS toán học Lê Thống Nhất đã thẳng thắn nêu quan điểm: "Tôi chưa thấy sai ở đâu?".

    Ông Nhất chia sẻ trăn trở khi thực tế để có thể sống, nghiên cứu, không ít nhà khoa học phải tìm cách "bán" đi chất xám của mình.

    Chính bản thân ông cũng thường xuyên bán chất xám để có tiền lo cho gia đình. Đây là hình thức bán cho các trường cần và nhà khoa học được thưởng.

    "Việc này rất rõ ràng, có hợp đồng, vẫn nguyên tên tác giả, chỉ ghi tên đơn vị trường đó thôi. Tôi nghĩ không có gì sai cả. Cả bên cung và bên cầu", TS Nhất thẳng thắn nói.

    Ông thừa nhận có người bán luôn cả tên tác giả và đây mới là hành động sai trái.

    "Có người phải bán tên tác giả, đương nhiên phải được giá. Cái nghèo khiến nhà khoa học đâm lao đành phải theo lao. Tôi thấy thương và đau vô cùng", ông Nhất nói.

    Theo vị tiến sĩ này, khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao tại đơn vị cơ hữu, cán bộ nghiên cứu hoàn toàn có thể hợp tác với các đơn vị khác nhau.

    vu pho giao su bi to ban nghien cuu tien si toan hoc co nhan dinh gi2
    TS Lê Thống Nhất cho rằng việc nhà khoa học công bố nghiên cứu đứng tên đơn vị khác không có gì sai. Ảnh: Dân Trí.

    Trước câu hỏi nhiều người cho rằng hành vi này là tiếp tay cho những thành tích "ảo", chiêu trò "thổi phồng" xếp hạng đại học, một vấn nạn hiện nay, TS Nhất cho rằng đây là một cách để làm thương hiệu.

    Ông lý giải, nghiên cứu khoa học không bao giờ giới hạn ở trong một đơn vị.

    "Đã là nghiên cứu khoa học, công bố ở đơn vị nào cũng được, đều là sự đóng góp. Điều quan trọng là biết cân đối tiền để đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Khi một công trình khoa học ra đời là cống hiến cho nhân loại chứ có phải cống hiến cho riêng đơn vị nào, đất nước nào?", ông đặt vấn đề.

    Mọi việc chỉ đáng lên án khi có người bán bài báo cho người khác đứng tên hay những người chi tiền mua nghiên cứu khoa học để lên chức, để được phong giáo sư, phó giáo sư... Như vậy, người bán công trình mới là đang tiếp tay cho gian lận, theo Dân Trí.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-pho-giao-su-bi-to-ban-nghien-cuu-tien-si-toan-hoc-co-nhan-dinh-gi-a598160.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan