+Aa-
    Zalo

    Vụ thất thoát nước chung cư Mỹ Đình 2: Giải pháp nào giúp người dân?

    • DSPL
    ĐS&PL “Để cho người dân được thu phí nước ngay tại nhà giống như ngành điện, như vậy sẽ không phải qua khâu trung gian và chi phí sẽ không bị đội lên.” – Chủ nhiệm BQL nói.

    “Để cho người dân được thu phí nước ngay tại nhà giống như ngành điện, như vậy sẽ không phải qua khâu trung gian và chi phí sẽ không bị đội lên.” – Chủ nhiệm BQL nói.

    Những ngày gần đây, câu chuyện về việc người dân phản đối thu phí thất thoát nước chung cư Mỹ Đình 2 đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, cho đến nay các đơn vị có liên quan vẫn chưa đưa ra được sự thống nhất về việc thu phí thất thoát nước hợp lý và giảm bớt gánh nặng cho người dân.

    Ông Phạm Đình Thái – Chủ nhiệm HTX Thụy Điển cho biết, ở đây giá nước cao vì 2 cái vô lý, thứ nhất HUDS kinh doanh nước của VIWACO nên vì nhiều lý do nên phải cộng 10% giá nước thất thoát nước. Thứ 2 là trong tống số nước bán cho các nhà chung cư thì HUDS áp đặt 15% theo giá nước của kinh doanh nhưng các số hộ dùng nước để kinh doanh không thể đến 15% tổng khối lượng.

    “Chung cư Mỹ Đình 2 được xây dựng từ thời điểm năm 2002, đường ống kẽm từ đồng hồ tổng vào đến bể ngầm nó đã bắt đầu hư hỏng, rò rỉ thất thoát trung bình cũng đến 10%. Thêm nữa, đồng hồ con dùng ở các căn hộ ở đây dùng từ khi lắp đặt đến giờ vẫn chưa thay nên dẫn đến sai số với đồng hồ tổng khoảng 17%.”

    Nhiều đồng hồ con nơi đây có dấu hiệu bị sai số. Ảnh: Hải Đăng

    “Theo nguyên tắc thì đường ống ông bán nước là việc của ông, tôi chỉ biết mua theo quy định của nhà nước thôi, chứ không phải vì đường nước ông hỏng mà ông cộng vào giá nước của dân là không được. Thế nên việc cộng 10% giá thất thoát trước đồng hồ tổng là không hợp pháp vì cái đó thì người cung cấp nước phải chịu chứ không phải là dân.” – ông Thái nói.

    Nói về việc tại sao khi biết không hợp pháp vẫn thỏa thuận, vị trưởng ban quản lý cho rằng thời điểm khi đó HUDS đã đưa ra thông báo rằng nếu không chấp nhận các khoản phí trên thì sẽ không cấp nước. Sau nhiều lần đấu tranh không được, chúng tôi đành phải chấp nhận chi phí đó để tạm thời cho dân có nước còn sau đó tiếp tục đấu tranh. Đội ngũ kỹ thuật đã triển khai tìm vị trí thất thoát nước nhưng hệ thống bị hư hỏng nhiều quá rất khó khắc phục vì đó là đường ống ngầm chạy vào bể.

    Ông Thái chỉ cho PV vị trí bể ngầm chung cư. Ảnh: Hải Đăng

    Giải pháp giảm chi phí “đội giá” cho người dân

    “Để giải quyết các phí thu không hợp lý là để cho người dân được thu phí nước ngay tại nhà giống như ngành điện, như vậy sẽ không phải qua khâu trung gian và chi phí sẽ không bị đội lên. Hiện tại có nhiều khâu trung gian từ nơi cung cấp nước đến với người dân khiến cho giá nước bị tăng lên.”

    Ông Thái nhận định, việc xử lý các vị trí rò rỉ trong tòa nhà thì phải cần chi phí đóng góp của người dân. Quỹ bảo trì hàng tháng chỉ đủ để sửa chữa những lỗi nhỏ còn các vị trí rò rỉ nước trong tòa nhà thì không đủ.

    Nhiều khâu trung gian khiến giá nước của người dân bị đội lên. Ảnh: Hải Đăng

    Trong buổi làm việc với PV trước đó, ông Vũ Hảo Phức – PGĐ Xí Nghiệp 1 thuộc Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Nhà Ở Và Khu Đô Thị - Xí Nghiệp 1 cũng cho biết, trong thời gian qua việc hoạt động quản lý nước đang gặp khó khăn. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Nhà Ở Và Khu Đô Thị thì hàng tháng hệ thống mạng nước ngầm tại khu chung cư Mỹ Đình 2 bị thất thoát 9,8%.

    Việc thu phí 10% phí hao hụt mạng nước và 15% phí tiêu thụ nước kinh doanh dành cho các hộ đang kinh doanh như ki-ốt là thỏa thuận từ thời điểm trước giữa Xí Nghiệp 2 với HTX Thụy Điển và trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai thu tiền hàng tháng.

    Liên quan đến sự việc trên, nhóm PV đã liên hệ nhiều lần với UBND Phường Mỹ Đình 2 nhưng vẫn không nhận được phản hồi của cơ quan này. Liệu UBND phường Mỹ Đình 2 đang “làm ngơ” bỏ mặc người dân trong cảnh khó khăn trước những chi phí “lạ lùng” trên?

    Ngày 3-1-2002, HUD được UBND thành phố Hà Nội giao 246.303 m2 đất tại xã Mỹ Ðình, huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) để đầu tư và kinh doanh hạ tầng. Dự án đã được khởi công từ năm 2002 và đến năm 2006 đã hoàn thành và bàn giao cho người dân sinh sống đến nay.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-that-thoat-nuoc-chung-cu-my-dinh-2-giai-phap-nao-giup-nguoi-dan-a201394.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan