+Aa-
    Zalo

    Vụ "trưởng phòng ôm 400 tỷ ở Vinashin": Khó thu hồi tài sản?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Cơ quan điều tra đã kê biên 40 bất động sản đứng tên người khác là tài sản tham nhũng của Giang Kim Đạt - bị can trong vụ án Vinashin.

    (ĐSPL) - Cơ quan điều tra đã kê biên 40 bất động sản đứng tên người khác là tài sản tham nhũng của Giang Kim Đạt - bị can trong vụ án Vinashin.

    Theo báo Tiền Phong, ngày 29/7 tại buổi công bố kết quả khảo sát, nghiên cứu về thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng, do Viện Khoa học thanh tra – Thanh tra Chính phủ chủ trì.

    Vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng được nhận định là khâu yếu nhất, gây nhiều bức xúc cho xã hội. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ cho thấy, năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ khoảng dưới 10\%, năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22\%.

    Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học thanh tra cho rằng, trên thực tế khi xử lý tham nhũng, xã hội không chỉ quan tâm đến hình phạt đối với người phạm tội mà vấn đề thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng như thế nào cũng được đặc biệt chú ý theo dõi. Nếu tài sản tham nhũng không thu hồi được thì việc xử lý tham nhũng không triệt để, không hiệu quả và chưa đạt mục tiêu phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Biết rằng, thu hồi tài sản tham nhũng là hoạt động quan trọng và khó khăn, song đó cũng là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng.

    Cơ sở pháp luật cho việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có nhưng thực tiễn cho thấy số lượng tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án tham nhũng là rất lớn. Tỷ lệ tiền, tài sản thu hồi được rất nhỏ. Kết quả nghiên cứu dẫn báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ cho thấy năm 2013 tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ khoảng dưới 10\%, năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22\%. Theo nhóm nghiên cứu và khảo sát, vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng có lẽ là khâu yếu nhất, gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

    Một số đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân của việc thu hồi tài sản tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn là vì chỉ có thể thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng khi có bản án hình sự của tòa án. Trong khi quá trình điều tra, truy tố, xét xử là một quá trình kéo dài cộng với việc chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của xã hội cũng là “kẽ hở” để tài sản có nguồn gốc tham nhũng dễ dàng bị tẩu tán, không thể thu hồi được.

    Dù khối tài sản của Giang Kim Đạt rất lớn, tuy nhiên để chứng minh tài sản ấy do tham nhũng mà có thì không dễ chút nào.

    Theo báo Pháp Luật TP.HCM, dẫn ra vụ Giang Kim Đạt mà cơ quan điều tra Bộ Công an thông báo là đã nắm được 40 biệt thự và nhiều tài sản khác nghi ngờ có liên quan đến 19 triệu USD mà vị quyền trưởng phòng ở Vinashin này có được, TS Đinh Văn Minh, Viện phó Viện Khoa học thanh tra cho rằng việc thu hồi sẽ không dễ dàng.

    “Việc công bố này là chưa có tiền lệ. Chưa bao giờ cơ quan điều tra lên được danh sách khối tài sản lớn như thế. Nhưng chứng minh do tham nhũng mà có là không dễ chút nào. Luật pháp của ta quy định nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng. Còn người dân, kể cả nghi can, không có nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp với tài sản của mình” - ông Minh bình luận.

    Cũng theo ông Minh, những bất cập, hạn chế trong việc chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng bộc lộ khá rõ trong vụ án Vinashin. Chẳng hạn, Phạm Thanh Bình - cựu chủ tịch tập đoàn của nhà nước này chỉ bị kết án tù về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, kèm theo là khoản bồi thường thiệt hại 529 tỉ đồng. “Một phó thủ trưởng cơ quan điều tra bình luận rằng trong những vụ như thế, chẳng ai tự nhiên mà cố ý làm trái cả. Phải có động cơ, lợi ích gì đó chứ. Nhưng không thể chứng minh được tham nhũng nên trói vào tội danh này. Mà như thế, phần thiệt hại không lồ kia không thể bị coi là trách nhiệm tài sản do tham nhũng được” - ông Minh chia sẻ.

    Về hiệu quả phát hiện tham nhũng, có nhiều ý kiến đại biểu tại toạ đàm cho rằng hiện nay chỉ phát hiện được 5\% vụ việc tham nhũng là quá ít, còn lại 95\% chưa được phát hiện đều có lý do. Thực tế báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy các vụ tham nhũng xảy ra nhiều nhưng đến tòa án thì án tham nhũng còn rất ít. Nhiều vụ việc khi được phát hiện thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thuyên chuyển công tác…

    Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng được đánh giá là còn rất yếu, một số trường hợp chưa xử lý triệt để, muốn giải quyết nội bộ, không muốn chuyển cơ quan chức năng xem xét để xử lý theo quy định của pháp luật. Một số đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quy định quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức mình quản lý.

    BTV(Tổng hợp)

    [mecloud]LUhvNUx8gb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-truong-phong-om-400-ty-o-vinashin-kho-thu-hoi-tai-san-a104047.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.