+Aa-
    Zalo

    Vương Kiện Lâm, Jack Ma và sở thích sắm máy bay tư nhân của các tỷ phú Trung Quốc

    • DSPL
    ĐS&PL Các tỷ phú Trung Quốc đánh giá cao sự hiệu quả và quyền riêng tư của máy bay tư nhân hơn là sự phô trương mà nó mang lại.

    Các tỷ phú Trung Quốc đánh giá cao sự hiệu quả và quyền riêng tư của máy bay tư nhân hơn là sự phô trương mà nó mang lại.

    Chiếc máy bay sang trọng ACJ319. 

    Tờ SCMP mới đây đưa tin, một tỷ phú Trung Quốc vừa tậu chiếc máy bay sang trọng ACJ319 – tuyệt tác mới nhất thuộc dòng Cabinet Alberto Pinto. Nội thất hoàn chỉnh bao gồm phòng ngủ master, 2 lounge, khu vực phòng ăn và phòng khách riêng.

    Theo đó, chiếc máy bay tư nhân ACJ31 được bài trí độc đáo để mang đến cho vị tỷ phú cảm giác như đang sống trong một căn penthouse sang trọng với đầy đủ tiện nghi.

    Nội thất bên trong chiếc ACJ319 không khác gì một căn penthouse sang trọng.

    Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số những chiếc máy bay tư nhân hiện đại được sở hữu bởi các tỷ phú đến từ Trung Quốc.

    Tờ Sohu đưa tin, Trung Quốc hiện nay có ít nhất 164 máy bay tư nhân, trong đó có 114 chiếc là của các tỷ phú Trung Quốc.

    Thậm chí cộng đồng mạng nước này cho rằng "mua máy bay tư nhân là sở thích của các phú ông".

    Tỷ phú giàu nhất nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Vạn Đạt.

    Liên quan đến câu hỏi "vì sao tỷ phú Trung Quốc thích mua máy bay", bà Lý Khai Mẫn, trưởng đại diện công Gaojie Business Jet chi nhánh Bắc Kinh đã có những chia sẻ với tờ People Daily. Bà Lý cho biết máy bay tư nhân có lợi thế về sự hiệu quả và quyền riêng tư cao.

    "Thời gian chính là kim tiền. Mua máy bay riêng không phải để phô trương, mà là một công cụ mang lại lợi ích kinh tế và tiết kiệm thời gian cho chủ sở hữu", bà Lý nói.

    Đối với các tỷ phú như Jack Ma, thời gian chính là kim tiền và máy bay tư nhân giúp họ hạn chế tối đa sự lãng phí không đáng có.

    Cụ thể, một vị doanh nhân phải di chuyển liên tục để tham gia các buổi họp ở Bắc Kinh, Thượng Hải rồi lại quay về Bắc Kinh. Ít nhất cũng phải mất 1 ngày và rất mệt mỏi nếu họ phải chờ đợi để di chuyển bằng những chuyến bay dân dụng. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu 1 chiếc máy bay tư nhân, sẽ không còn khái niệm lãng phí thời gian và mệt mỏi khi phải chờ đợi ở sân bay nữa.

    Bà Lý tiết lộ thêm rằng ngày càng có nhiều các show triển lãm máy bay như ở Thượng Hải, Hong Kong hay Tây An. "Sự nhiệt tình quan tâm của người Trung Quốc chính là nguồn cảm hứng để ngày càng có nhiều show triển lãm như vậy", bà Lý nói. Đồng thời bà tin rằng kinh doanh máy bay tư nhân ở Trung Quốc "sẽ sớm đạt đỉnh".

    5 trong 10 người giàu nhất Trung Quốc sở hữu chiếc máy bay phản lực tư nhân Gulfstream G550.

    Các dòng máy bay tư nhân của các hãng quốc tế như Boeing, Airbus, Gulfstream của Mỹ, Bombardier của Canada, Cessna và Dassault của Pháp nhận được sự ưu tiên tại Trung Quốc hơn cả.

    Trong đó dòng Gulfstream dường như được các tỷ phú hàng đầu Trung Quốc ưa thích nhất. Trong top 10 người giàu nhất nhất Trung Quốc, thì có đến 5 người sở hữu chiếc Gulfstream G550, với mức giá hơn 55 triệu USD (gần 1.300 tỷ). Nổi bật nhất chính là 2 nhân vật giàu nhất Trung Quốc, Vương Kiện Lâm và Jack Ma.

    Gulfstream G550.

    G550 có chiều rộng 28,50 m, dài 29,39 m và cao 7,87 m. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuabin cánh quạt BR710 C4-11 của Rolls-Royce với đường kính 1,785 m, tỉ số lực đẩy khi cất cánh 68,4 kN. Động cơ cho phép G550 đạt tốc độ hành trình tối đa Mach 0.87 (926 km/h), trần bay tối đa 15.545 m và tầm bay tối đa 12.501 km ở tốc độ Mach 0.80. Qua đó, Gulfstream G550 có thể dễ dàng kết nối Washington D.C với Dubai, London với Singapore và Tokyo với Paris.

    Lý do mà G555 được các tỷ phú hàng đầu ưa thích, ngoài tốc độ siêu nhanh, còn có sự kết hợp giữa yếu tố năng suất làm việc và sự thoải mái tối đa. Bên cạnh bố cục ghế ngồi/nằm, Gulfstream còn duy trì năng suất làm việc cho đối tượng khách hàng là các doanh nhân trong suốt những chuyến bay dài với các tính năng liên lạc như 1 máy fax, 1 máy in, 1 mạng Wi-Fi nội bộ và truyền thông vệ tinh. Một trong những tùy chọn phổ biến là hệ thống Broad Band Multi Link (BBML) giúp tăng tốc độ kết nối đồng thời giảm chi phí hoạt động.

    G550 chú trọng kết hợp giữa yếu tố năng suất làm việc và sự thoải mái tối đa.

    Đương nhiên, chi phí để "nuôi" một chiếc máy bay tư nhân không hề thấp chút nào.

    Ví dụ như chiếc Gulfstream G550 của tỷ phú Vương Kiện Lâm, chi phí bảo trì hàng năm ít nhất là hàng chục triệu nhân dân tệ (NDT). Mặc dù các ông chủ tư nhân mua máy bay, nhưng họ không có quyền điều hành và quản lý, mà cần ủy thác cho một công ty quản lý chuyên nghiệp. Chi phí ủy thác hàng năm là khoảng 5 triệu NDT (khoảng 16,5 tỷ đồng).

    Ngoài ra, họ còn cần phải trả chi phí vận hành. Chi phí này tủy thuộc vào hợp động thỏa thuận của các bên. Chi phí sử dụng 300 giờ một năm vào khoảng 18 - 20 triệu NDT (khoảng 61-68 tỷ đồng). Đồng thời cũng phải trả lương cho phi hành đoàn. Mức lương của một cơ trưởng là 2500-3000 NDT/giờ (khoảng 8,5-10 triệu đồng), và cơ phó có mức là 1500-2000 NDT/giờ (khoảng 5-6,8 triệu đồng).

    Hoa Vũ (Theo People Daily, Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vuong-kien-lam-jack-ma-va-so-thich-sam-may-bay-tu-nhan-cua-cac-ty-phu-trung-quoc-a322335.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan