+Aa-
    Zalo

    WHO nhắc nhở khẩn cấp về cúm gia cầm: Các quốc gia nên cảnh giác

    • DSPL
    ĐS&PL Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại do số ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở chim và động vật có vú gia tăng, gồm cả ở người.

    Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Ecuador ngày 1/3 (giờ địa phương) đưa ra thông báo cho biết, để hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N1), Ecuador sẽ duy trì tình trạng báo động cho đến ngày 27/5.

    Báo cáo cũng nêu rõ, từ tháng 11/2022 đến nay, tại một số tỉnh trong cả nước đã xảy ra 15 ổ dịch cúm gia cầm, làm ảnh hưởng đến gần 1,2 triệu con gia cầm và một trường hợp trẻ em mắc cúm A/H5N1 đã được phát hiện tại nước này.

    Hiện chính phủ Ecuador đã khẩn trương mua vaccine cúm A/H5N1 để phân phối cho các trang trại theo từng giai đoạn.

    Cho đến nay, hơn 10 quốc gia Mỹ Latinh và Caribe bao gồm Argentina, Peru và Uruguay đã thông báo có dịch cúm gia cầm bùng phát.

    Từ ngày 2/9-10/12 năm ngoái, khoảng 400 ổ dịch cúm gia cầm đã được ghi nhận tại các trang trại ở 18 quốc gia châu Âu. Virus này cũng đã được phát hiện hơn 600 lần ở các loài chim hoang dã, đặc biệt là vịt và thiên nga... những loài động vật có thể đã góp phần vào sự lây lan virus giữa các trang trại. 

    Tại châu Á, cuối tháng 2 vừa qua, chính quyền Campuchia báo cáo một bé gái 11 tuổi đã tử vong do cúm A/H5N1, bắt đầu xét nghiệm 12 người tiếp xúc với bé. Cha của em cũng có kết quả dương tính virus, đã biểu hiện triệu chứng.

    who nhac nho khan cap ve cum gia cam cac quoc gia nen canh giac 01
    WHO kêu gọi các nước cảnh giác với dịch cúm gia cầm. Ảnh: AP

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bày tỏ sự "lo ngại" do số ca nhiễm H5N1 ở chim và động vật có vú gia tăng, khuyến cáo các nước cần coi trọng công tác giám sát dịch bệnh, coi trọng nguy cơ dịch bệnh, đồng thời kêu gọi các nước cảnh giác, phát hiện và chia sẻ thông tin dịch bệnh kịp thời.

    "Tình hình H5N1 trên toàn cầu rất đáng lo ngại do sự lây lan rộng rãi của virus ở các loài chim, động vật có vú, gồm cả con người. WHO cho rằng virus để lại rủi ro nghiêm trọng, kêu gọi tất cả quốc gia tăng cường cảnh giác", tiến sĩ Sylvie Briand, giám đốc văn phòng dịch bệnh và đại dịch của WHO, cho biết.

    Năm 2020, thế giới ghi nhận chủng cúm A/H5N1 mới, nhánh 2.3.4.4b, gây ra số ca tử vong kỷ lục ở loài chim hoang dã và gia cầm. Virus cũng lây lan sang động vật có vú, làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên, khác với đợt bùng phát H5N1 trước đó, chủng virus này không gây bệnh đáng kể ở người.

    Đến nay, WHO chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp, đều là những người tiếp xúc gần gia cầm nhiễm bệnh, hầu hết có triệu chứng nhẹ. Dù vậy, các chuyên gia lưu ý virus có thể thay đổi để lây truyền sang người.

    WHO cho biết thêm, tổ chức đang đẩy mạnh nỗ lực chuẩn bị ứng phó với căn bệnh. Hiện thế giới đã có sẵn thuốc kháng virus H5N1 cũng như 20 loại vaccine được cấp phép. Dù vậy, có thể chúng cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với chủng bệnh đang lưu hành.

    Hoa Vũ (Theo Thời báo Hoàn Cầu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/who-nhac-nho-khan-cap-ve-cum-gia-cam-cac-quoc-gia-nen-canh-giac-a567522.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khuyến cáo phòng lây nhiễm cúm gia cầm

    Khuyến cáo phòng lây nhiễm cúm gia cầm

    Bệnh cúm gia cầm lây sang người là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A/H5, cúm A/H7... gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm gia cầm.