Bác sĩ Ngô Kiều Khanh chỉ ra giải pháp an toàn cho môi khô, nứt nẻ


Thứ 5, 21/05/2020 | 06:46


(ĐS&PL) Theo bác sĩ Ngô Kiều Khanh (Dr Anna Khanh), có một số thành phần có trong son môi hay son dưỡng có thể tăng khả năng làm cho môi khô và nứt nẻ. Một vài

(ĐS&PL) Theo bác sĩ Ngô Kiều Khanh (Dr Anna Khanh), có một số thành phần có trong son môi hay son dưỡng có thể tăng khả năng làm cho môi khô và nứt nẻ. Một vài thói quen bạn cần hình thành mỗi ngày để giúp cho môi của bạn thêm mịn màng và đủ độ ẩm cần thiết.

Môi khô, nứt nẻ thường xuất hiện vào những mùa hanh khô, đặc biệt là mua thu, đông. Đối với nhiều người, tình trạng này diễn ra quanh năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ da liễu Kiều Khanh khuyên bạn nên ngừng áp dụng một số loại sản phẩm chăm sóc môi chứa bất kỳ thành phần nào trong danh sách sau: Long não; khuynh diệp; hương liệu từ hương quế, cam quýt, bạc hà; lanolin; octinoxate hoặc oxybenzone; phenol; propyl gallate; axit salicylic,… Những thành phần này có thể khiến cho tình trạng khô môi và nứt nẻ thêm trầm trọng thêm.

Xã hội - Bác sĩ Ngô Kiều Khanh chỉ ra giải pháp an toàn cho môi khô, nứt nẻ

Chú ý vào các thành phần trong son dưỡng để hạn chế kích ứng môi hiệu quả

Các thành phần trong sản phẩm chăm sóc môi rất quan trọng. Bác sĩ Kiều Khanh phân tích: “Môi chúng ta là bộ phận vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần loại sản phẩm chăm sóc môi của bạn có chứa một thành phần nhỏ gây kích ứng thôi cũng có thể khiến cho môi bị tổn thương trầm trọng”.

Khi bị khô môi hay da nứt nẻ, bạn nên tìm một số sản phẩm chứa một hoặc nhiều thành phần sau để cải thiện làn môi hiệu quả: hạt thầu dầu, ceramides, dimethicon, dầu khoáng, bơ hạt mỡ, dầu hạt cây gai dầu, thành phần chống nắng như oxit titan hoặc oxit kẽm, thạch dầu trắng,… Các thành phần này được cho là có khả năng cải thiện làn môi, cung cấp độ ẩm cần thiết và chữa lành những vết thương do nứt nẻ, khô môi gây ra.

Xã hội - Bác sĩ Ngô Kiều Khanh chỉ ra giải pháp an toàn cho môi khô, nứt nẻ (Hình 2).

Sử dụng son dưỡng môi không có thành phần kích ứng có thể cải thiện môi khô, nứt nẻ an toàn, hiệu quả

Chúng ta thường không mấy khi để ý đến các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc môi cho đến khi bị kích ứng, khô và chảy máu. Theo bác sĩ Ngô Kiều Khanh, nếu môi bạn bị bỏng, khô, nóng ran hoặc không thoải mái khi thoa sản phẩm lên môi thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể bị dị ứng với một vài thành phần có trong sản phẩm đó. Trước tiên, để hạn chế tình trạng kích ứng, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm đó.

Có một số loại sản phẩm chăm sóc môi được các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên dùng, đặc biệt là son dưỡng. Bác sĩ Kiều Khanh khuyên bạn nên sử dụng son dưỡng không gây kích ứng vào lần một ngày và nên thoa trước khi đi ngủ:

“Nếu môi của bạn khô và nứt nẻ, hãy thử một số loại thuốc mỡ dày có chứa thành phần thạch dầu trắng”

Xã hội - Bác sĩ Ngô Kiều Khanh chỉ ra giải pháp an toàn cho môi khô, nứt nẻ (Hình 3).

Bác sĩ Kiều Khanh khuyên nên sử dụng một số loại thuốc mỡ dày có chứa thành phần thạch dầu trắng

Để bảo vệ môi khô, nứt nẻ khỏi ánh nắng mặt trời, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên sử dụng son dưỡng có chứa SPF 30 hoặc cao hơn và chứa titan oxit hoặc kẽm oxit hoặc chứa cả hai chất này. Bạn nên thoa son dưỡng khi hoạt động nhiều ngoài trời, trung bình cứ sau 2 giờ bạn nên thoa một lần. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua các thói quen như uống nhiều nước, tích cực ăn trái cây và sử dụng một thiết bị tạo độ ẩm ở trong phòng. Vào những mùa khô hanh, môi khô khiến cho bạn dễ hình thành thói quen liếm, cắn hoặc mím môi. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó sẽ khiến cho da môi trở nên khô hơn. Bác sĩ Kiều Khanh cho biết:

“Khi môi khô, bạn thường có xu hướng làm ướt chúng bằng cách liếm. Nhưng điều này có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, khi nước bọt bay hơi, làn da lại tiếp tục khô, thậm chí khô hơn ban đầu”.

Vì vậy, thay vì liếm môi, bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng ẩm cho môi không chứa các thành phần gây kích ứng. Khi thoa son dưỡng ẩm, bạn sẽ tự động bỏ thói quen liếm môi, hạn chế những ảnh hưởng do thời tiết gây ra cho môi.

Trong những trường hợp môi bị khô, nứt nẻ trong một thời gian dài không thể cải thiện, bạn nên đến các trung tâm y tế, tham vấn y khoa để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

T. Tâm

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-ngo-kieu-khanh-chi-ra-giai-phap-an-toan-cho-moi-kho-nut-ne-a324175.html