Cảnh báo xu hướng trẻ hóa của bệnh loãng xương


Thứ 6, 07/08/2020 | 04:06


Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, và thường gặp

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, và thường gặp ở những người đang trong độ tuổi lao động.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương ở người trẻ là bệnh thứ phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm:

Nồng độ estrogen thấp: Thông thường, bệnh loãng xương ở người thường xảy ra với phụ nữ khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Estrogen có tác dụng bảo vệ xương khớp, nếu nồng độ này giảm đi thì các thành phần xương khớp trong cơ thể sẽ suy yếu làm nảy suy nguy cơ loãng xương.

Chế độ ăn uống không đầy đủ: Một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở nên phổ biến ở người trẻ là do chế độ ăn uống bất hợp lý. Chế độ ăn thiếu hụt canxi, magie, kali khiến hệ xương khớp không đủ dưỡng chất để trở nhanh chắc khỏe, nếu tình trạng thiếu hụt này kéo dài sẽ gây nên nguy cơ loãng xương. Hơn nữa, ngày nay người trẻ còn có xu hướng ăn uống vội vàng, bỏ bữa, ăn không đúng bữa và thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh… Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu dưỡng chất làm mát cân bằng giữa quá trình tạo xương.

Do tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, bệnh xương khớp, các loại thuốc làm mất xương như corticosteroid, thuốc chống co giật… cũng là một trong những nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ.

Do lối sống không lành mạnh: Bệnh loãng xương cũng thường xảy ra do người trẻ lười vận động, hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… Bên cạnh đó, còn do thói quen kiêng ăn, che chắn quá kỹ một khi ra ngoài của các bạn nữ khiến da không thể tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời dẫn đến thiếu hụt vitamin D. Những yếu tố này khiến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến mất cân bằng quá trình tạo xương và gây ra loãng xương.

Do ảnh hưởng của bệnh: Các bệnh lý nội tiết, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn tính, hội chứng kém hấp thu hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ cũng có thể là nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ.

Những nguy hiểm khi mắc bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương được biết đến là một bệnh chuyên khoa vô cùng nguy hiểm. Với người trẻ, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khiến người bệnh thường xương đau đớn, mệt mỏi, thậm chí là gãy xương. Đây là một bệnh diễn biến âm thầm, khó phát hiện do ít có triệu chứng đặc biệt.

Khi mắc bệnh loãng xương, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức kéo dài, đau nghiêm trọng ở các đầu xương hoặc dọc theo các xương dài nhất là vào ban đêm. Bệnh có thể gây ra rối loạn tư thế cột sống, chuột rút do các đốt sống bị xẹp, lún gây gù lưng, cong vẹo cột sống.

Nguy hiểm, hơn bệnh có thể gây gãy xương dù chỉ với những vận động nhẹ hoặc va chạm nhẹ. Vị trí gãy thường gặp là cột sống, xương cổ tay, cổ xương đùi. Đây là các vị trí quan trọng, khó hồi phục nên nguy cơ tàn phế, tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Phương pháp để phòng bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương là một bệnh không khó để điều trị, tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài. Do đó, theo bác bác sĩ Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, biện pháp tốt nhất để không mắc loãng xương là phòng ngừa. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Biện pháp phòng ngừa tốt nhất và đơn giản nhất chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể những các khoáng chất cần thiết đặc biệt là vitamin D, canxi, magie, kẽm, protein. Đặc biệt, có thể cung cấp canxi cho hệ xương khớp bằng cách tập thói quen uống sữa. Bình quân, một ly sữa có thể cung cấp cho cơ thể đến 300mg canxi. Với người có nguy cơ mắc loãng xương có thể bổ sung thêm bằng cách sử dụng phô mai, yaourt, canxi dược phẩm hoặc các thực phẩm giàu canxi như rau có màu xanh đậm, cá nhỏ có thể ăn cả xương, tôm tép, nghêu, sò…

Duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao tốt cho xương khớp sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Có thể thực hiện các động tác thể dục cho cổ, vai, chân tay, hông, đùi, bụng vào buổi sáng hoặc giữa giờ lao động để thư giãn. Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn không chỉ làm giảm khả năng mất xương mà còn tăng cường hấp thu canxi chống thoái hóa và nâng cao sức khỏe. Nên lựa chọn một số cách vận động như bơi lội, tập khí công, yoga, thể dục nhịp điệu…

Tắm nắng đúng cách: Như đã nói, bảo vệ da quá kỹ, không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng khiến cơ thể không thể tổng hợp vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương ở người trẻ. Do đó, hãy tắm nắng đúng cách, mỗi ngày phơi nắng dưới 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng. Khi ánh nắng chiếu trực tiếp trên đỉnh đầu cơ thể sẽ dễ hấp thụ canxi dễ dàng hơn những vị trí khác.

Xây dựng lối sống lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tránh bỏ bữa, ăn uống không điều độ, tránh thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh. Tránh thức khuya, không sử dụng rượu bia thuốc lá, cà phê để không ảnh hưởng đến xương khớp. Nguyên nhân là trong cafein có trong cà phê làm cơ thể gia tăng sự bài tiết của canxi. Trong khi đó, rượu bia, thuốc lá kích thích quá trình mất xương.

Hạn chế lạm dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau đặc biệt là thuốc có chứa corticoid, vì đây là hoạt chất chính dẫn đến loãng xương. Không phải lúc nào các loại thuốc điều trị cũng tốt cho cơ thể vì vậy, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Hà Chi

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-xu-huong-tre-hoa-cua-benh-loang-xuong-a333730.html