+Aa-
    Zalo

    Hệ lụy khôn lường từ quan niệm “vô tửu bất thành lễ”

    ĐS&PL (ĐSPL) - Uống rượu là một truyền thống lâu đời không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, tình trạng lạm dụng rượu, bia cũng như

    (ĐSPL) - Tuy nhiên, mấy năm gần đây, tình trạng lạm dụng rượu, bia cũng như những hệ lụy xấu của nó đang trở thành vấn nạn mà chúng ta chưa thể giải quyết được. 

    Uống rượu là một truyền thống lâu đời không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, tình trạng lạm dụng rượu, bia cũng như những hệ lụy xấu của nó đang trở thành vấn nạn mà chúng ta chưa thể giải quyết được. Để rộng đường dư luận, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) về vấn đề này.

    Thưa GS, rượu xuất hiện từ lâu trong văn hóa người Việt. Từ những nghi thức tâm linh cho tới các lễ hội. Vậy về bản chất, uống rượu có phải là nét đẹp trong văn hóa Việt hay không?

    Uống rượu là một dạng sinh hoạt văn hoá đã có từ hàng ngàn năm nay. Người xưa dùng rượu, trước tiên trong các hoạt động mang tính lễ nghi (vô tửu bất thành lễ) như cúng tế, thờ phụng... Tiếp đến, rượu được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong những bữa tiệc và thậm chí bữa cơm gia đình. Họ uống rượu là để tăng thêm chất men cho câu chuyện, để tăng thêm thi hứng cho những lúc xướng họa thơ ca, để mừng vui cho ngày gặp mặt...

    Thực tế là nhiều dân tộc dùng rượu chứ đâu riêng gì Việt Nam mình. Cái gì được con người sử dụng, mà lại được nhiều người sử dụng trong một thời gian dài, tất nhiên sẽ trở thành giá trị, trở thành một nét đẹp văn hóa. Điều này là không cần phải bàn cãi.

    GS. TSKH Trần Ngọc Thêm: Cả xã hội đang đua nhau với những thứ rất hời hợt.

    Vậy GS đánh giá sao về tình trạng sử dụng rượu, bia trong xã hội hiện nay?

    Với tình hình ở Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng, chúng ta đang sử dụng rượu bia ở mức thái quá. Vì thế, việc này là không tốt, không phù hợp.

    Chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây, lượng tiêu thụ rượu, bia tăng chóng mặt. Xét về mặt văn hóa, thì đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, thưa GS?

    Người Việt vốn có tính cộng đồng làng xã như một đặc trưng rất điển hình. Tính cách này sinh ra thói đua đòi, cái gì cũng muốn mình phải giống mọi người, người ta thế nào thì mình cũng phải vậy. Người Việt với tâm lý tiểu nông, tự cấp tự túc nên việc gì cũng muốn tự mình làm được, không hợp tác hoặc hợp tác rất kém với người khác.

    Thậm chí nó dẫn tới tâm lý ganh đua nhau, hại nhau để độc chiếm tất cả. Vì vậy mà thiếu sâu sắc và đua nhau những cái rất hời hợt. Họ ít quan tâm tới chiều sâu mà hay quan tâm, chú trọng tới hình thức bên ngoài. Thi nhau uống rượu cũng nằm trong quy luật tâm lý chung này.

    Bên cạnh việc muốn uống nhiều để khẳng định rằng, mình “bằng anh bằng em”, “không thua kém bạn bè”, người Việt mình còn có cái thói hay ép nhau uống rượu. Việc này xuất phát từ một hệ lụy khác của tính cộng đồng làng xã là sự quan tâm đến nhau ở mức thái quá. Trở lại vấn đề của chúng ta, việc uống được hay không, uống nhiều hay ít là do khả năng, sở thích của mỗi người chứ? Có thể, họ uống được nhưng uống hay không lại là chuyện khác. Đằng này nhiều người lại cứ ra sức bắt ép người khác phải uống như mình.

    Người Việt quá coi trọng tình cảm, mọi việc dường như chỉ giải quyết thông qua mối quan hệ tình cảm. Chính là trong bối cảnh lối sống hời hợt và trọng tình mà rượu, bia đã đóng vai trò quan trọng hơn là nó có; rượu, bia đã thay thế cho năng lực, cho công việc...

    Một xã hội như vậy, rõ ràng là không ổn. Tất cả những việc này đều có nguồn gốc và bắt nguồn từ văn hóa cả.

    Vậy theo GS, điều quan trọng nhất mà mỗi người cần phải làm hiện nay là gì?

    Điều cần thực hiện ngay bây giờ là mỗi người phải có bản lĩnh để tự là mình, dám nghĩ và dám làm những gì mình cho là đúng, phải biết nói không với rượu, bia. Mỗi người nên tập trung làm tốt công việc của mình và hợp tác với nhau vì lợi ích chung hơn là lo nhậu nhẹt và chạy theo đuôi người khác.

    Xin cảm ơn GS!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-luy-khon-luong-tu-quan-niem-vo-tuu-bat-thanh-le-a85462.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan