Phó Thủ tướng: Hoãn họp hành không cần thiết, tập trung chống bão


Thứ 5, 17/07/2014 | 05:03


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Trong cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về phòng chống cơn bão số 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão.

(ĐSPL) -  Trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương về phòng chống cơn bão số 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão.

Sáng nay (17/7), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương với các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng của bão, chuẩn bị phương án di dời dân ở các vùng nguy hiểm; tập trung lực lượng, phương tiện theo phương châm bốn tại chỗ, sẵn sàng đối phó khi bão vào gần bờ.

Mọi công tác phòng chống bão hoàn thành trong ngày 17/7

Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường  - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong 6 tiếng qua bão vẫn giữ nguyên cường độ và di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc.

Tin tức - Phó Thủ tướng: Hoãn họp hành không cần thiết, tập trung chống bão

Theo dự báo, trưa 18/7, bão số 2 tràn vào đảo Hải Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình trong ngày 19/7.

Đến 8h sáng nay (17/7), bão đạt cấp 13, giật cấp 15- 16. Các cơ quan dự báo khí tượng trên thế giới đều thống nhất bão di chuyển theo hướng này và qua đảo Hải Nam vào Vịnh Bắc bộ và đổ bộ vào đất liền Việt Nam.    

“Hiện nay bão đang di chuyển vào vùng ấm nhất của Biển Đông nên được tiếp thêm năng lượng và nhiều khả năng sẽ tăng cường độ, đạt sức mạnh cực đại trước khi vào đảo Hải Nam sau đó mới giảm cấp” -  ông Cường cho biết thêm.

Theo dự báo, trưa 18/7, bão số 2 tràn vào đảo Hải Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình trong ngày 19/7.

Dự kiến nếu bão di chuyển nhanh thì đổ bộ từ 4-5h sáng 19/7, nếu chậm thì từ 15-16h ngày 19/7 với sức gió khi vào bờ mạnh nhất là cấp 11, giật cấp 12 đến 14. Khu vực Nam Định đến Ninh Bình có gió cấp 8 -9 khi bão đổ bộ.

Tại cuộc họp trực tuyến ngày hôm nay, đầu cầu tại các tỉnh có thể trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… cũng đã báo cáo tóm tắt với Phó Thủ tướng về các công tác phòng, chống bão tại địa phương.

Theo báo cáo mới nhất, đến 6h sáng 17/7, Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu duy trì 17.725 người và 705 phương tiện phòng chống bão. Lực lượng Biên phòng phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.685 tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản cùng 205.035 lao động biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Các tỉnh, thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình… đã và đang lên phương án đối phó vơi bão số 2.

Tin tức - Phó Thủ tướng: Hoãn họp hành không cần thiết, tập trung chống bão (Hình 2).

Các lãnh đạo tỉnh Nam Định báo cáo tình hình chuẩn bị công tác phòng chống bão với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp trực tuyến sáng nay.

Cụ thể, Hải Phòng đã lên phương án di dời gần 90.000 hộ dân ở vùng xung yếu và các khu đô thị yếu; xem xét cấm biển đối với tàu du lịch hoạt động ở Quảng Ninh và Hải Phòng vào chiều tối nay; cấm biển đối với các tàu thuyền đánh bắt hải sản… Xác định cơn bão có khả năng đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng nên lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt. Chiều qua các ngành, địa phương đã triển khai công tác phòng chống lụt bão. Đơn vị nào để xảy ra sự cố, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Thành phố.

Tại Nam Định, bắt đầu cấm biển từ chiều nay 17/7, lãnh đạo địa phương đã thông báo cho các địa phương ven biển có phương án sơ tán dân khi cần thiết, bơm tiêu nước đệm, tạm dừng cấy lúa mùa. Vào 6h sáng nay, tỉnh Nam Định giữ liên lạc 100\% số tàu gồm gần 2.000 tàu, trong đó 1.500 tàu đã về neo đậu tại bến.

Thái Bình cũng đã kiên cố hóa đê biển từ năm 2013, các công trình kè, đê sông xử lý khẩn cấp, xung yếu của năm 2014 đã hoàn thành. Phòng chống cơn bão Thần sấm, mực nước trong đồng thấp hơn binh thường 1m, cũng chỉ cao hơn 10cm so với mực nước biển.

Sau khi các tỉnh báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát ra yêu cầu, mọi công tác phòng chống bão phải hoàn thành trong ngày hôm nay (17/7); trước 16h ngày mai (18/7), toàn bộ dân ở các vùng nguy cơ cao phải sơ tán.

Hoãn họp hành không cần thiết để tập trung chống bão

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Đây là cơn bão số 2 với cường độ rất mạnh, nên chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng tất cá các phương án ứng phó. Từ giờ, hoãn tất cả các cuộc họp hành không cần thiết để tập trung chống bão”.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương thì năm nay tình hình biến đổi khí hậu sẽ diễn biến khó lường, và trong năm sẽ có khoảng 10 cơn bão ảnh hưởng đến Biển Đông.

Tin tức - Phó Thủ tướng: Hoãn họp hành không cần thiết, tập trung chống bão (Hình 3).

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Hoãn tất cả các cuộc họp hành không cần thiết để tập trung chống bão.

“Hôm 15/7 chúng ta vừa họp và dự báo bão Rammasun (Thần Sấm) vào bờ sẽ có cấp gió cao nhất là cấp 10, nhưng hiện tại, theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường vừa báo cáo thì bão có thể mạnh lên cấp 11, giật cấp 12 đến 14. Với sức bão như vậy mà cộng với lượng mưa 200-300mm cùng nước thủy triều dâng thì cơn bão này sẽ vô cùng nguy hiểm. Với cường độ bão và đường kính ảnh hưởng lớn như vậy thì chúng ta phải xác định thời điểm ứng phó và các phương án chính xác nhất để hạn chế tối đa thiệt hại mà cơn bão có thể gây ra” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-thu-tuong-hoan-hop-hanh-khong-can-thiet-tap-trung-chong-bao-a41452.html